Phương Pháp Giao Dịch Theo Hành Động Giá (Price Action)

Phương Pháp Price Action là gì?

Price Action là gì?

Price Action là phương pháp giao dịch theo hành động giá – sử dụng biến động về giá của môt mã giao dịch dựa trên biểu đồ kỹ thuật về giá chứ không phải dựa trên các chỉ số báo cáo hoặc các yếu tố kinh tế, tin tức của tác giả Bob Volman.

>>> Bob Volman là ai?

>>> Naked Forex – Phương Pháp Price Action Tinh Gọn

>>> Sách Thấu hiểu Hành vi giá Thị trường Tài chính (Understanding Price Action)

>>> Phương pháp VPA – Kỹ thuậtnhận diện Dòng Tiền Thông Minh bằng Hành Động Giá kết hợp Khối Lượng Giao Dịch

Price Action được nhiều trader theo đuổi, bởi vì phương pháp này chỉ cần sử dụng các công cụ phân tích kỹ thuật cơ bản như mẫu nến, đường trung bình động, đường Hỗ trợ và Kháng cự và các mô hình áp dụng trực tiếp vào biểu đồ giá cả để dự đoán xu hướng tương lai, và trader sẽ đưa ra quyết định giao dịch dựa trên biểu đồ giá đó. 

Tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi các trader phải cẩn trọng theo dõi cũng như đưa ra đánh giá chính xác để tìm điểm ra vào lệnh phù hợp. Trong bài viết này, hãy cùng Sách Thanh Lý tìm hiểu khái niệm và cách giao dịch với Price Action nhé!

[ez-toc]
Dựa vào mẫu hình Nến

Những điểm mạnh và điểm yếu của Price Action

Điểm mạnh

  • Đơn giản và dễ sử dụng: Price Action là một phương pháp phân tích và giao dịch đơn giản. Nhà đầu tư không phải sử dụng những chỉ số kỹ thuật đòi hỏi tính toán phức tạp. Thay vào đó, họ chỉ cần quan sát và ra quyết định dựa vào thay đổi của các cây nên giá trên biểu đồ. Hơn nữa, những tín hiệu trong Price Action có thể dễ dàng nhận biết và giao dịch.
  • Không có độ trễ: phương pháp này sử dụng biểu đồ giá, một công cụ được cập nhật liên tục hàng ngày, hàng giờ. Vì thế, nhà đầu tư có thể nhanh chóng đón đầu xu hướng và ra quyết định hợp lý.
  • Kích thích tính tư duy: khi sử dụng Price Action, nhà đầu tư được chủ động đánh giá và quyết định đầu tư thay vì phụ thuộc vào các chỉ số và sử dụng một cách máy móc. Nhà đầu tư có thể thể hiện khả năng quan sát, phân tích và nhận định thị trường của mình.

Điểm yếu

  • Mang tính chủ quan: Price Action có thể là lợi thế của những nhà đầu tư giàu kinh nghiệm nhưng lại là bất lợi cho những người mới bắt đầu. Bởi vì mọi quyết định đều phụ thuộc vào cách nhận định của nhà đầu tư.
  • Độ chính xác không tuyệt đối: với một thị trường nhiều biến động, chỉ dựa vào biến động giá để đưa ra quyết định sẽ dễ dẫn tới sai lầm. Nếu có những sự thao túng giá, nhà đầu tư sẽ dễ nhầm lẫn và đối mặt với thua lỗ.
  • Tốn nhiều thời gian hơn: phương pháp này đòi hỏi dành nhiều thời gian hơn để theo dõi và nắm bắt biến động của thị trường. Điều này gây bất lợi cho nhiều nhà đầu tư.
Hỗ trợ và kháng cự

Các công cụ phân tích trong Price Action

Dựa vào 1 cây nến

Trong biểu đồ nến Nhật, một cây nến có thể cho biết thông tin về giá mở cửa, giá đóng cửa, giá cao nhất, giá thấp nhất trong phiên giao dịch. Hơn nữa, màu sắc của nến, độ dài thân và râu nến đều có thể phản ánh xu hướng của bên mua và bên bán trên thị trường.

Mẫu hình nến

Nhà đầu tư có thể quan sát những mẫu hình nến để có thông tin mạnh hơn về hành vi của các bên cũng như dự đoán xu hướng giá. Một số mô hình nến có thể cho dự báo về sự đảo chiều của giá, giúp nhà đầu tư ra quyết định kịp thời và tránh thua lỗ. Ví dụ: mô hình nến Doji, Hammer, Shooting Star, Pin bar,…

Hỗ trợ và kháng cự

Xác định các vùng hỗ trợ và kháng cự trên biểu đồ giá giúp nhà đầu tư tìm được khoảng giá mà tại đó giá có dấu hiệu sẽ đảo chiều hoặc di chuyển chậm lại trước khi tiếp tục xu hướng. Trong phương pháp Price Action, nhà đầu tư thường lựa chọn những vùng này để giao dịch.

  • Khi giá tăng đến vùng kháng cự, giá sẽ đảo chiều giảm hoặc chững lại. Nhà đầu tư có thể xem xét để bán cổ phiếu.
  • Khi giá giảm đến vùng hỗ trợ, giá sẽ đảo chiều tăng hoặc chững lại. Nhà đầu tư có thể cân nhắc vào lệnh mua.

Mô hình giá

Khi kết hợp nhiều cây nến trong một khoảng thời gian nhất định, nhà đầu tư sẽ có những mô hình giá. Dựa vào đó, nhà đầu tư có thể xác định tâm lý thị trường và dự đoán những thay đổi của giá trong tương lai. Ví dụ: mô hình vai đầu vai, cốc tay cầm, 2 đỉnh 2 đáy,…

Breakout

Chiến lược giao dịch Price Action hiệu quả

Chiến lược Breakout

Chiến lược Breakout được sử dụng khi giá phá vỡ các vùng kháng cự hoặc hỗ trợ. Các bước để thực hiện chiến lược này như sau:

  • Bước 1: Quan sát và xác định các vùng hỗ trợ, kháng cự trên biểu đồ giá.
  • Bước 2: Tìm điểm giá phá vỡ vùng hỗ trợ hoặc kháng cự để vào lệnh:
    • Nếu giá tăng mạnh ra khỏi vùng kháng cự, nhà đầu tư có thể bắt đầu mua cổ phiếu.
    • Nếu giá giảm phá vỡ vùng hỗ trợ, nhà đầu tư có thể cân nhắc vào lệnh bán.
  • Bước 3: Bắt đầu vào lệnh tại mức giá đóng cửa của cây nến bứt phá khỏi vùng hỗ trợ hoặc kháng cự.

Chiến lược Retest

Chiến lược Retest cũng sử dụng các vùng kháng cự và hỗ trợ nhưng ở mức an toàn hơn. Theo đò, nhà đầu tư sẽ đợi giá quay lại Retest vùng phá vỡ. Chiến lược này giúp nhà đầu tư tránh được rủi ro khi giá chỉ phá vỡ 1 cây nến rồi lại quay lại vùng hỗ trợ kháng cự. Để thực hiện chiến lược, nhà đầu tư thực hiện qua các bước:

  • Bước 1: Xác định các vùng hỗ trợ và kháng cự trên biểu đồ giá.
  • Bước 2: Chờ giá quay lại Retest sau khi đã phá vỡ các vùng hỗ trợ hoặc kháng cự rồi mới vào lệnh.
    • Nếu giá phá vỡ vùng kháng cự, quay lại chạm vùng phá vỡ rồi tiếp tục tăng lên, nhà đầu tư có thể vào lệnh mua.
    • Nếu giá retest sau khi phá vỡ vùng hỗ trợ và tiếp tục giảm, nhà đầu tư có thể vào lệnh bán.
  • Bước 3: Nhà đầu tư cần lưu ý đặt điểm cắt lỗ tại đáy gần nhất nếu đặt lệnh mua và tại đỉnh gần nhất nếu đặt lệnh bán.

Chiến lược giao dịch Pullback

Chiến lược Pullback được sử dụng khi giá chạm vào các vùng kháng cự hay hỗ trợ nhưng quay đầu trở lại. Các bước của chiến lược này như sau:

  • Bước 1: Xác định vùng hỗ trợ, kháng cự trên biểu đồ giá.
  • Bước 2: Quan sát hành động giá tại vùng hỗ trợ hoặc kháng cự.
  • Bước 3:
    • Vào lệnh bán nếu giá chạm vào vùng kháng cự và đảo chiều đi xuống. Để chắc chắn hơn, hình dạng nến cần ngắn dần hoặc các mô hình nến đảo chiều giảm xuất hiện.
    • Vào lệnh mua nếu giá chạm vùng hỗ trợ và đảo chiều tăng. Khi này cũng cần những cây nến giảm ngắn dần hoặc các mô hình nến đảo chiều tăng để xác nhận.

Chiến lược giao dịch với mô hình giá

Các mô hình giá có thể cho dự báo về xu hướng giá để xác định điểm vào lệnh hợp lý. Chiến lược được thực hiện với các bước sau:

  • Bước 1: Quan sát biểu đồ giá để xác định mô hình giá
  • Bước 2: Phân loại mẫu hình giá đó là đảo chiều hay tiếp diễn
  • Bước 3: Chờ đợi giá Breakout khỏi mô hình và bắt đầu vào lệnh. Những quyết định vào lệnh, cắt lỗ cần linh hoạt theo từng mô hình.
Break và Retest

Kết Luận

Price Action là một chiến lược hữu ích nếu được sử dụng đúng cách và đúng thời điểm. Nhưng để có lời, nhà đầu tư cần cân nhắc sử dụng linh hoạt nhiều công cụ phân tích. Và đừng quên theo dõi Sách Thanh Lý để biết thêm nhiều thông tin đầu tư bổ ích nhé!

Giỏ hàng
0
    0
    Giỏ Hàng Của Bạn
    Giỏ Hàng TrốngCửa Hàng
    Lên đầu trang