Làm Giàu Từ Bán Khống – Bí Kíp Đệ Tử Chân Truyền Của O’neil (Short-Selling with the O’Neil Disciples)
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ SÁCH
Bán khống là một trò chơi phức tạp, nó giống như một viên kim cương có rất nhiều mặt. Do đó, bán khống trở thành một quá trình hấp dẫn chắc chắn có đóng góp quan trọng vào hành trình khám phá bản thân mà mọi nhà giao dịch và mọi nhà đầu tư đều phải trải qua theo thời gian khi họ mở rộng và hoàn thiện các kỹ năng của mình.
Làm giàu từ BÁN KHỐNG – Bí Kíp Đệ Tử Chân Truyển Của O’neil
Được viết bởi 2 tác giả GIL MORALES và CHRIS KACHER là 2 môn đệ thân cận của O’neil
Do đó, Bán khống bao hàm toàn bộ trí tuệ và phương pháp chung xuyên suốt các tác phẩm của William J. O’Neil. Bên cạnh Richard D. Wyckoff và Jesse Livermore, hay còn được chúng tác giả gọi là phương pháp OWL. Mặc dù gốc rễ của các phương pháp và triết lý đầu tư của tác giả được học hỏi và phát triển trong nhiệm kỳ làm việc tại William O’Neil + Company, Inc. từ năm 1997 – 2005 với tư cách là phó chủ tịch, giám đốc đầu tư nội bộ và trưởng bộ phận tư vấn khách hàng tổ chức, nhưng công việc hiện tại của tác giả là một nhà bán khống (và đồng thời cũng là nhà đầu tư cổ phiếu ở chiều mua) khiến tác giả trở thành một “Đệ tử của cả O’Neil, Wyckoff và Livermore”, chứ không hẳn chỉ là đệ tử của O’Neil.
Với hàm trăm biểu đồ, mẫu hình, cuốn sách Làm Giàu từ Bán Khống cung cấp cho người đọc cái nhìn chi tiết và thực tế hơn về quá trình bán khống có thể diễn ra như thế nào. Cuốn sách này sẽ tạo ra sự khác biệt lớn trong việc truyền đạt ý nghĩa thực sự và những hiểu biết sâu sắc về cách thức hoạt động của hoạt động bán khống tại điểm tác động (ví dụ: điểm chính xác hay điểm tại đó có thể thực hiện giao dịch bán khống). Điều này chỉ có thể nhìn thấy trên biểu đồ ngày.
MỤC LỤC
Lời Nói Đầu
Lời Cảm Ơn
Giới Thiệu Tác Giả
Chương 1: Giới Thiệu Về Bán Khống
Chương 2: Những Quy Tắc Thiết Yếu Trong Bán Khống
Chương 3: Những Mẫu Hình Bán Khống Kinh Điển
Chương 4: Cơ Chế Bán Khống: Mở Vị Thế Và Thoát Vị Thế
Chương 5: Case Study #1 Apple (Aapl)Vào Năm 2012 – 2013
Chương 6: Case Study #2 Netflix (Nflx) Năm 2011
Chương 7: Case Study #3 Keurig Green Mountain Năm 2011
Chương 8: Case Study #4 3d Systems (Ddd) Năm 2014
Chương 9: Case Study #5 Molycorp (Mcp) Năm 2011
Chương 10: Tuyển Tập Mô Hình Bán Khống
Trong cuốn sách này, tác giả cập nhật và sửa đổi bộ nguyên tắc bán khống mang bản chất linh hoạt, luôn phát triển, chứ không cố định và cứng nhắc. Trong quá trình này, một số “quy tắc vàng” bán khống cũ được mô tả trong cuốn How to Make Money Selling Stocks Short và trong Chương 6 cuốn Trade Like an O’Neil Disciple: How We Made 18,000% in the Stock Market (John Wiley & Sons, 2010) mà tác giả viết với người bạn đồng thời là đồng nghiệp Chris Kacher, đã bị bác bỏ là không chuẩn. Một lầm tưởng lớn về bán khống là ta chỉ có thể bán khống cổ phiếu trong thị trường gấu. Đơn giản điều này là không đúng, và thông tin khách quan trong cuốn sách này hoàn toàn dập tắt lầm tưởng đó. Vì vậy, càng giao dịch bán khống trên thị trường và tích lũy thêm kinh nghiệm, những nghiên cứu khách quan và các phân tích hậu giao dịch của tác giả càng khám phá thêm nhiều khía cạnh của viên kim cương nhiều mặt mang tên bán khống này.
Một trong những phát triển mới hết sức quan trọng trong công trình và nghiên cứu của tác giả ở chiều bán khống là sử dụng các mẫu hình nhỏ trong mẫu hình bán khống lớn. Ở đó, mỗi mẫu hình có thể quan sát lại được chia tách và chứa bên trong cấu trúc của nó các mẫu hình nhỏ hơn và các mẫu hình phụ. Ta có thể hiểu đơn giản mẫu hình trong mẫu hình bằng cách xem xét mẫu hình nền giá cốc tay cầm cơ bản trên biểu đồ tuần và thấy phần tay cầm của mẫu hình này lại chứa một mẫu hình cốc tay cầm khác nhỏ hơn. Sau đó, nếu chúng ta nhìn vào biểu đồ 60 phút của cùng một mẫu hình, ta có thể nhận thấy phần tay cầm của chiếc cốc tay cầm nhỏ lại chứa mẫu hình chiếc cốc tay cầm thậm chí còn nhỏ hơn nữa. Đây là minh họa cơ bản về ý nghĩa của mẫu hình trong mẫu hình mà chúng tác giả nói đến.
Tuy nhiên, đôi khi ta có thể quan sát bản chất mẫu hình trong mẫu hình trên một khung thời gian duy nhất, ví dụ như mẫu hình vai đầu vai nhỏ hình thành bên trong phần đầu của mẫu hình vai đầu vai lớn hơn. Trong trường hợp này, tất cả các thành phần mẫu hình nhỏ đều có thể thấy trong cùng một khung thời gian trên biểu đồ tuần. Trong bất cứ trường hợp nào, việc sử dụng biểu đồ mẫu hình trong mẫu hình rất hữu ích trong việc giúp nhà giao dịch khai thác đỉnh của một cổ phiếu trước khi mẫu hình vai đầu vai lớn trở nên rõ ràng trên biểu đồ tuần. Điều này cũng nhấn mạnh lý do tại sao việc sử dụng duy nhất biểu đồ tuần trong bán khống, đặc biệt là trong quá trình giảng dạy bán khống, là rất thiếu sót. Cuốn sách này khắc phục tất cả những điều đó.
Phần sổ tay mẫu hình bán khống trong chương 10, bao gồm cả biểu đồ tuần và biểu đồ ngày, cả hai khung thời gian đều được chú thích chi tiết. Mỗi ví dụ về bán khống cũng bao gồm các ghi chú có liên quan.