Tái bản mới nhất
Technical Analysis of the Financial Markets (Phân tích kỹ thuật thị trường tài chính) – John J.Murphy (Phân tích kỹ thuật thị trường tài chính) – John J.Murphy
Tái bản trước

Giới thiệu sách Phân tích kỹ thuật thị trường tài chính

Technical Analysis of the Financial Markets (Phân tích kỹ thuật thị trường tài chính) – John J.Murphy

Đây là cuốn sách cực kỳ cơ bản và giới thiệu 1 cách tổng quát hầu hết mọi thứ trong phân tích kỹ thuật, với những người không nghiên cứu phân tích kỹ thuật như mình thì đọc đó cũng có 1 cái nhìn tổng quan tốt và xem xét được việc có sử dụng được nó vào đâu không. Rõ ràng kỹ thuật phân tích kỹ thuật bản thân tôi thấy dùng tốt nhất với những người đầu tư theo cơ bản (FA) như tôi là ứng dụng kỹ thuật tìm điểm bán hợp lý. Đại đa số cổ phiếu giá sụp đổ trước khi lợi nhuận nó suy giảm khá lâu.

Dù duy trì được sự đơn giản, rõ ràng và cấu trúc hợp lý nhưng cuốn sách Phân tích kỹ thuật thị trường tài chính – John J. Murphy vẫn bao quát trọn vẹn tất cả các kỹ thuật mới về đô thị và lập đồ thị cũng như nhiều phát triển mới trong lĩnh vực luôn thay đổi nhanh chóng này. Mỗi chương đều được cập nhật những kiến thức mới. Ngoài ra cuốn sách còn nhấn mạnh đến thị trường chứng khoán, hàng trăm minh họa mới nhất.

* Các chỉ báo thị trường cổ phiếu – Lượng phát hành cổ phiếu tăng/giảm, các mức giá cao hơn/thấp hơn, khối lượng giao dịch tăng/giảm, và các công cụ khác để đánh giá cường độ thị trường đồng thời đưa ra cảnh báo sớm về những xu hướng thay đổi tiềm ẩn.

* Đồ thị hình nến – Cách sử dụng hiệu quả các đồ thị hấp dẫn, đẹp mắt này, những thứ tạo ra các dữ liệu với tác động mạnh mẽ như thể sắp nhảy ra khỏi trang giấy hay màn hình máy tính.

* Phân tích liên thị trường – Một nội dung giải thích rõ ràng về mối tương quan thiết yếu giữa các thị trường tài chính. Ngoài ra, cuốn cẩm nang này còn chứa đựng các phần mở rộng về quy trình phát triển các hệ thống, các chỉ báo kỹ thuật tiên tiến, và các dạng đồ thị mới như lập đồ thị phân khúc thị trường. Một công cụ vô giá dành cho tất cả các nhà giao dịch thuộc mọi trình độ, Phân tích kỹ thuật thị trường tài chính sẽ hướng dẫn bạn từ ứng dụng đầu tiên của lý thuyết Dow và các kỹ thuật lập đồ thị cơ bản cho đến công nghệ máy tính mới nhất và các hệ thống phân tích tiên tiến nhất.

Mục lục sách Phân tích kỹ thuật thị trường tài chính

Chương 1: Triết lý của phân tích kỹ thuật

Chương 2: Lý Thuyết Dow

Chương 3: Xây dựng đồ thị

CHương 4: Những khái niệm cơ bản về xu hướng

Chương 5: Các mô hình đảo chiều cơ bản

Chương 6: Mô hình tiếp diễn

Chương 7: Khối lượng giao dịch và số lượng hợp đồng chưa tất toán

Chương 8 : Đồ thị dài hạn

Chương 9 : Đường trung bình cộng

Chương 10: Chỉ số đo dao động và quan điểm trái chiều

Chương 11: Đồ thị điểm và hình

Chương 12: Đồ thị hình nền Nhật Bản

Chương 13: Lý thuyết sóng Elliot

Chương 14: Chu kỳ thời gian

Chương 15: Máy tính và các hệ thống giao dịch

CHương 16: chiến lược quản lý tiền bạc và giao dịch

Chương 17: Mối liên hệ giữa thị trường chứng khoán và thị trường hợp đồng tương lai : Phân Tích liên thị trường

Chương 18: các chỉ số trên thị trường chứng khoán

Chương 19: sắp xếp mọi thứ lại thành một danh sách kiểm tra

Tóm tắt sách Phân tích kỹ thuật thị trường tài chính

  1. Triết lý của phân tích kỹ thuật
Phân tích kỹ thuật là nghiên cứu về các biến động của thị trường, chủ yếu thông qua việc sử dụng đồ thị, nhằm dự đoán các xu hướng giá trong tương lai. Biến động thị trường bao gồm 3 nguồn thông tin cơ bản: giá, khối lượng, và số hợp đồng mở (future).Phân tích kỹ thuật được dựa trên 3 tiền đề nền tảng là:
  • Biến động thị trường phản ánh tất cả
  • Giá dịch chuyển theo xu hướng
  • Lịch sử sẽ lặp lại
Biến động thị trường phản ánh tất cảGiả thuyết này giả định rằng mọi yếu tố có thể ảnh hưởng tới giá cổ phiếu như yếu tố cơ bản, chính trị, nền kinh tế, tỷ giá, lạm phát,… đều được phản ánh vào giá của cổ phiếu đó. Giả định số 1 này là nền tảng quan trọng nhất của phân tích kỹ thuật và là yếu tố tiên quyết nhất cho phân tích kỹ thuật.Giá di chuyển theo xu hướngKhái niệm xu hướng đóng vai trò rất quan trọng trong phương pháp phân tích kỹ thuật. Mục đích vẽ đồ thị biến động giá là để xác định các xu hướng trong giai đoạn phát triển ban đầu và giao dịch theo những xu hướng đó. Phần lớn các giao dịch theo phương pháp này đều là giao dịch theo xu hướng. ! xu hướng chuyển động có khả năng sẽ tiếp tục hơn là đổi chiều. Đây là hệ quả quan trọng của phân tích kỹ thuật. 1 xu hướng sẽ tiếp tục xu hướng đó cho tới khi nó đổi chiều.Lịch sử lặp lạiPhân tích kỹ thuật và nghiên cứu về biến động thị trường đều có liên quan đến nghiên cứu tâm lý con người. Hàng thế kỷ trước, các mẫu hình đồ thị đã phản ánh tâm lý con người, tâm lý con người tăng/giảm theo xu hướng tăng/giảm của thị trường. Vì nó đã hoạt động tốt trong quá khứ nên đc giải định rằng sẽ hoạt động tốt ở hiện tại và tương lai.Nghiên cứu cơ bản tập trung giải thích nguyên nhân tại sao cổ phiếu tăng giá, trong khi phân tích kỹ thuật chỉ quan tâm tới kết quả là giá tăng và nghiên cứu xem giá có tiếp tục tăng hay không. Cách tiếp cận của 2 phương pháp này có sự khác biệt nhau. Trong thị trường cơ sở, chiến lược mua và nắm giữ đc ưa chuộng và thường sử dụng khung thời gian dài như ngày, tuần tháng. Trong khi trong thị trường phái sinh (tương lai, quyền chọn), các khung thời gian ngắn hơn thường đc áp dụng vì các hợp đồng này có giới hạn thời gian hiệu lực, bên cạnh đó tính chất daily trading cao của các sản phẩm này cũng làm cho người dùng thường sử dụng khung thời gian ngắn cho các sản phẩm phái sinh.Đầu tư theo kỹ thuật cũng có sự thích ứng cao vì đồ thị có thể đáp ứng nhu cầu cho hầu hết mọi loại tài sản khác nhau mà có thể theo dõi đc giá và khối lg giao dịch. Trong khi với phân tích cơ bả nđể trở thành chuyên gia cần rất nhiều thời gian và mỗi người thường chỉ chuyên môn ở 1 số loại tài sản nhất định mới có thể phân tích cơ bản sâu được.Với thị trường hàng hóa tương lai, cấu trúc giá/đơn vị khác với thị trường chứng khoán, thời gian tồn tại hàng hóa có giới hạn theo thời gian, điều kiện ký quỹ thấp hơn, khung thời gian ngắn hơn, thời gian là yếu tố quan trọng bậc nhất, ngoài ra các chỉ số chung thường ít đc quan tâm hơn so với chứng khoán do mỗi loại hàng hóa có tính chất đặc thù riêng.Việc sử dụng phân tích kỹ thuật còn đc coi là lời tiên tri tự thành, việc dựa vào quá khứ để dự báo tương lai thường đc coi là ko đảm bảo sự chính xác. Nhưng thực tế, những người tinh anh sẽ nhìn ra từ đó những quy luật và dự báo đc, còn với người ko hiểu biết thì mọi thừ đều là ngẫu nhiên.
  1. Lý thuyết Dow
Năm 1882, Charles Dow cùng Edward Jones, cùng nhau thành lập công ty Dow Jons & Comp và sau đó giời thiệu chỉ số công nghiệp Dow Jones, chỉ số công nghiệp đường sắt, chỉ số công nghiệp tiện ích và được coi là người xây dựng và phát triển đầu tiên về kỹ thuật phân tích kỹ thuật thị trường chứng khoán.Các nguyên tắc cơ bản của lý thuyết Dow:
  • Chỉ số trung bình phản ánh mọi thứ: Tổng và xu thế của các giao dịch trên sàn chứng khoán thể hiện tổng lượng thông tin của phố wall trong quá khứ, kể cả quá khứ gần đây lẫn xa xưa, được ứng dụng để phản ánh tương lai.
  • Thị trường có ba xu hướng chính: xu hướng tằng là khi đỉnh và đáy hiện tại cao hơn đỉnh và đáy quá khứ, ngược lại với xu hướng giảm. 1 xu hướng thường có 3 cấp: xu hướng chính hay xu hướng cơ bản (primary, xu hướng trung gian (secondary) và xu hướng nhỏ hay xu hướng ngắn hạn (minor). Giai đoạn đầu của xu hướng đại diện cho thủy triều, giai đoạn thứ 2 hay còn gọi là xu hướng trung gian (intermediate) đại diện cho những đợt song hình thành nên thủy triều và những xu hướng nhỏ có biểu hiện của những gợn sóng lăn tăn. Cấc đợt song lớn mà tạo đỉnh sao cao hơn đỉnh trước sẽ tạo xu hướng tăng và ngược lại. Giai đoạn thứ 2 hay giai đoạn trung giai thể hiện các đợt điều chỉnh kéo dài từ 3 tuần – 3 tháng, xu thế thứ yếu (tương lai gần) thường ngắn hơn 3 tuần, đây là lúc giá giao động trong xu hướng trung gian.
  • Xu hướng chính gồm 3 giai đoạn: Kỳ tích lũy (accumulation phase), kỳ thâm nhập vào công chúng (public participation) và giai đoạn phân phối (distribution). Kỳ tích lũy diễn ra khi các nhà đầu tư có hiểu biết tiến hành mua cổ phiếu chủ động, giai đoạn này phản ánh các tin xấu và giá đã giảm đ ingang tạo đáy. Khi nhận ra các nđt này đã đúng, công chúng sẽ đổ xô vào mua cổ phiếu – đây là giai đoạn thâm nhập vào công chúng. Xu hướng này sẽ kéo dài cho đến khi nhu cầu đầu cơ trên thị trường đật mức cực đại. Khi phương tiện truyền thông đưa tin nhiều, nhiều ng nhắc về nó, các nđt mua ở giai đoạn 1 bắt đầu bán ra cổ phiếu, tạo ra giai đoạn phân phối.
  • Các chỉ số trung bình phải củng cố lẫn nhau: các chỉ số nên có sự di chuyển cùng nhau về 1 hướng, sự tương đồng cào sát nhau thì tính chắc chắn của xu hướng sẽ càng cao.
  • Khối lượng giao dịch phải xác nhân xu hướng: khối lượng là yếu tố quan trọng thứ 2 sau giá. Khi ở xu hướng giá tăng thì khối lượng cần tăng cùng giá, khi giá giảm thì khối lượng giảm; ngược lại trong xu hướng giá giảm, khối lượng tăng khi giá giảm và khối lượng giảm khi giá tăng.
  • 1 xu hướng được cho là sẽ tiếp diễn cho đến khi có tín hiệu sẽ đảo chiều: điều này đc coi là 1 mệnh đề giống nguyên lý vật lý học, mọi thứ sẽ tiếp diễn cho tới khi nó đảo chiều. Có nhiều công cụ để hỗ trợ các nhà giao dịch phát hiện ra những tín hiệu đảo chiều như: đường hỗ trợ và kháng cự, mô hình giá, đường xu hướng và đường trung bình di động. 1 số chỉ báo cảnh báo sớm về nguy cơ mất xung lượng. Công việc khó khăn nhất là phân biệt 1 sự điều chỉnh thứ yếu trong xu hướng hiện tại với giai đoạn tín hiệu đầu tiên của 1 xu hướng mới đảo nghịch.
Chỉ nên sử dụng giá đóng cửa để xác định các đường trung bình và xu hướng hiện tại. Lý thuyết của Dow tập trung nhận diện xu hướng đang tồn tại mà ko phải để xác định dự báo trước xu hướng nên thường khi thị trường đã tăng trải qua 1 đợt tăng mạnh mới có sự xác nhận này.
  1. Lập đồ thị
Có nhiều loại đồ thị khác nhau như đồ thị thanh, đồ thị nến, đường viền,… trên đó cần có thêm cột khối lượng, với các hợp đồng tương lai thì cần thêm cả số lượng hợp đồng mở. Nhìn chung với hợp đồng tương lai chỉ nên tham gia vào hợp đồng có nhiều hợp đồng mở nhất.
  1. Những khái niệm cơ bản về xu hướng
Xu hướng hiểu đơn giản là chiều hướng cũng như cách thức dịch chuyển của thị trường. Nhưng thị trường ko bao giờ đi lên hay xuống theo đường thẳng mà luôn di chuyển zíc zắc. Những đường zíc zắc này giống như những đợt song liên tiếp bao gồm các đỉnh và đáy rõ rệt. Chiều hướng của những đỉnh và đáy cấu thành xu hướng thị trường. Thị trường dao động theo 3 xu hướng: tăng, giảm, và đi ngang.Xu hướng còn phân làm 3 loại: xu hướng chính, xu hướng trung gian và xu hướng ngắn hạn. Trong đó xu hướng chính thường đc coi là xu hướng kéo dài >1 năm (với các nhà giao dịch hợp đồng tương lai thì thường là 6 tháng). Xu hướng trung gian hay xu hướng thứ cấp là 3 tuần hoặc nhiều tháng, xu hướng ngắn hạn được xác định là khoảng thời gian từ 0-3 tuần. Mỗi xu hướng thường đều nằm trong 1 xu hướng lớn hơn (ta còn có thể gọi là các chu kỳ).Ngưỡng hỗ trợ và kháng cựCác đáy, hay vùng lõm được gọi là ngưỡng hỗ trợ. Ngưỡng hỗ trợ là mức độ hoặc khu vực trên đồ thị dưới ngưỡng thị trường, nơi xu hướng mua vào cao hơn sức ép bán ra. Kết quả là sự sụt giảm sẽ tạm ngừng và sự tăng giá trở lại. Thường thì ngưỡng này được xác định bởi 1 vùng lõm trước đó.Ngưỡng kháng cự: là hình thức trái ngược với ngưỡng hỗ trợ và thể hiện 1 mức giá hay 1 khu vực cao hơn giá thị trường với áp lực bán ra cao hơn mua vào và sự giảm giá cũng đã quay trở lại. Thông thường ngưỡng kháng cự được xác định bởi 1 đỉnh trước đó.Trong 1 xu hướng tăng, các ngưỡng kháng cự thường là vùng tạm nghỉ của cổ phiếu và sẽ thường bị vượt qua tại 1 số điểm. Trong 1 xu hướng giảm, ngưỡng hỗ trợ không đủ mạnh để ngăn ngừa hiện tượng rớt giá thường trực, nhưng cần kiểm tra ít nhất là trong tạm thời. Để 1 xu hướng tiếp tục, cấc ngưỡng hỗ trợ sau cần cao hơn ngưỡng hỗ trợ trước, các ngưỡng kháng cự sau phải cao hơn kháng cự trước đó. Nếu vùng lõm hiệu chỉnh hiện tại nằm dưới hỗ trợ trước đó thì là 1 sự cảnh báo quan trọng xu hướng yếu hoặc đã kết thúc hoặc ít nhất chuyển sang xu hướng đ ingang. Và nếu ngưỡng hỗ trợ bị phá vỡ thì xu hướng đã đảo chiều từ tăng sang giảm.Khi giá giao dịch tại gần đường kháng cự, 1 số đã mua cổ phiếu, 1 số đã bán, và 1 số đứng ngoài không tham gia vào. Sau khi cổ phiếu tăng vọt lên trên đường kháng cực và sau đó có sự điều chỉnh trở lại về gần đường kháng cự. Những người mua trước đó vui mừng có lãi nhưng lại hối tiếc vì mua quá ít sẽ có động lực để mua thêm, những người bán trước đó hối hận vì đã bán đi trước khi giá tăng cũng mua và nhóm đứng ngoài nhận ra xu hướng tăng giá cũng nhẩy vào tham gia chiều mua, từ đó tạo ra động lực mua mạnh mẽ và đường kháng cự trước đó đã chuyển hóa thành đường hỗ trợ mới. 1 sự dao động quanh đường kháng cực khoảng 3 tuần rồi tiếp tục tăng giá sẽ rất có ý nghĩa củng cổ tạo thành nền giá tốt (tốt hơn rất nhiều so với củng cố 3 ngày). Tại vùng hỗ trợ mới này khối lượng sẽ nhẩy vọt khi giá bắt đầu tăng trở lại, và thấp khhi giao dịch ở trong nền giá.Ở chiều ngược lại với ngưỡng hỗ trợ khi thị trường giảm giá, người mua trước đó nhận ra đã sai lầm khi mua ở đó và chờ đợi cơ hội giá về gần lại đường hỗ trợ để bán ra và tạo ra ngưỡng kháng cực tại đó. Đây là diễn biến tâm lý trong nhà đầu tư trên thị trường và nó phản ánh thành con số thực tế khi giao dịch. Các vùng điểm số àm tròn như 100-200-300-400-… thường là các vùng hỗ trợ hay kháng cực khá nhậy cảm của nhà đầu tư hay nhìn vào. Ngoài ra các bội số như: 10, 20, 25, 50, 75 cũng hay được xem xét kỹ.Đường xu hướngĐường xu hướng tăng là đường được vẽ dưới các mức đáy thấp nhất theo chiều đi lên. Trong khi đường xu hướng giảm được vẽ nối các đỉnh hồi phục thấp hơn. Để vẽ đường xu hướng chính xácNếu xu hướng tăng: cần ít nhất 2 đáy, với đáy sau cao hơn đáy trước để xác nhận 1 đường xu hướng tăng. Khi giá tạo ra đáy thứ 3 cao hơn nữa thì mới có sự xác nhận xu hướng rõ ràng. Khi giá phá vỡ đường xu hướng này thì là tín hiệu cảnh báo mạnh mẽ cho việc xu hướng đã bị thay đổi. Các đường xu hướng được kiểm nghiệm nhiều lần sẽ có ý nghĩa hơn các đường xu hướng được kiểm nghiệm lại ít lần.Khi vẽ đường xu hướng cần nối với điểm thấp nhất/cao nhất trong ngày thay vì chỉ nhìn giá đóng cửa. Nhưng khi xem xét sự phá vỡ đường xu hướng thì 1 mức giá đóng cửa phá vỡ sẽ có ý nghĩa tốt hơn sự phá vỡ chỉ trong ngày.Nguyên tắc hình quạt (the fan principle):Chúng ta thường có nhiều đường xu hướng ở các khung thời gian khác nhau tạo thành hình quạt. Khi giá phá vỡ 3 đường xu hướng theo dạng hình quạt thì có thường được coi là sự xác nhận rất cao cho sự đảo chiều của xu hướng.Độ đốc tương đối của đường xu hướng: thường đường xu hướng có độ đốc khác nhau, trong khi nếu độ dốc >45 (ví dụ 60 độ) độ thường thể hiện quá dốc và giá sẽ sớm bị điều chỉnh, với độ dốc <45 độ (như 30 độ) thể hiện xu hướng quá yếu và giá sẽ rất chậm chạp di chuyển.Ta có thể vẽ các đường kênh giá trên 1 đường xu hướng. Đường kênh giá cần xem xét khi giá tiếp cận vào các cận trên và cận dưới của kênh giá. Khi có sự phá vỡ kênh giá này, giá thường di chuyển 1 đoạn = với độ rộng của kênh giá hiện tại.Thoái lui theo tỷ lệ %: trong xu hướng tăng/giảm, giá sẽ thường thoái lui theo 1 tỷ lệ % nào đó. Các tỷ lệ % như 33%-50%-66% thường được quan tâm lớn. Đây là tỷ lệ suy giảm so với mức tăng trước đó và 1 sự suy giảm 33% được coi là tự nhiên vẫn mạnh, sự sụt giảm quá 66% được coi là giá đã suy yếu và mất động lực tăng giá trước đó. Các lý thuyết Fibonacci được ứng dụng nhiều ở đâyPhiên đảo chiều (reversal day): có thể diễn ra tại 1 đỉnh hay 1 đáy. Phiên đảo chiều đỉnh là sự thiết lập 1 đỉnh cao mới trong xu hướng tăng, sau đó lại đóng cửa phiên đó ở 1 mức thấp hơn. Nói cách khác, giá sẽ tạo ra đỉnh mới cho 1 chiều hướng tăng tại 1 số điểm trong ngày (thường là bằng hoặc gần giá mở cửa), sau đó suy yếu đi và thực sự giảm xuống thấp hơn mức đóng cửa phiên trước đó. Phiên đảo chiều đáy lại có đáy thấp mới và đóng cửa ở mức cao hơn. Biên độ biến động trong phiên càng rộng và khối lượng giao dịch càng lớn thì khả năng của tín hiệu đảo chiều xu hướng ngắn hạn càng có ý nghĩa cao hơn. Phiên đảo chiều có cả đỉnh và đáy của phiên này đều vượt khỏi biên độ giao dịch của phiên trước đó, hình thành 1 phiên phá vỡ (outside day) thì nó càng đem lại nhiều ý nghĩa quan trọng hơn.Phiên đảo chiều đáy thường được xem như 1 vùng đáy (selling climax). Dây là 1 sụ xoay vòng mạnh mẽ tại đáy của xu hướng giảm, nơi mà những người mua nản lòng rốt cuộc bị bật ra khỏi thị trường với khối lượng giao dịch lớn. Sự thiếu vắng áp lực bán tạo ra 1 khoảng trống trên thị trường khiến giá ồi phục nhanh chóng để lấp đầy khoảng trống đó. Sự đảo chiều này theo tuần ý nghĩa hơn ngày, theo tháng ý nghĩa hơn tuần.Khoảng trống giá: là vùng không có giao dịch trên đồ thị. Vùng trống xuất hiện ở đồ thị càng dài như tháng, tuần ý nghĩa càng lớn, thường chúng xuất hiện ở đồ thị ngày. Khi có khoảng trống giá không phải bắt buộc nó phải lấp khoảng trống đó sau đó.Có 3 loại khoảng trống: chạy trốn (breakaway), đo lường (runaway or measuring) và suy yếu (exhaustion).
  • Khoảng trống chạy trốn: thường xuất hiện vào giai đoạn hoàn chỉnh 1 mô hình giá quan trọng và cũng thường báo hiệu sự khởi đầu của 1 biến động thị trường quan trọng. Trong khi thị trường hoàn chỉnh 1 mô hình gốc chính, ngưỡng kháng cự thường xuyên bị phá vỡ với sự xuất hiện của khoảng trống chạy trốn. Các cú phá vỡ từ vùng đỉnh hoặc từ gốc là nơi thường xuất hiện khoảng trống giá này. Nó xuất hiện thường có khối lượng giao dịch lớn, giá nó rất hiếm khi được lấp đầy sau đó. Nếu nó đc lấp đầy lại sau đó thì xu hướng sẽ rất yếu.
  • Khoảng trống đo lường: sau khi sự biến động đã diễn ra được 1 thời gian, quanh đoạn giữa của biến động, giá sẽ nhảy về phía trước hình thành loại vùng trống thứ 2 đc gọi là vùng trống đo lường. Dạng vùng trống này thể hiện tình huống nơi thị trường dịch chuyển từ tốn với khối lượng vừa phải. trong 1 xu hướng tăng, đây là tín hiệu mạnh lên. Còn trong 1 xu hướng giảm, đó là tín hiệu của sự suy yếu. Vùng trống đo lường cũng là ngưỡng hỗ trợ cho những đợt điều chỉnh trong thị trường giá giảm và ko hề bị lấp đầy. Nếu giá đóng cửa thấp hơn vùng trống này thì thường là sự suy yếu được xác nhận.
  • Vùng trống suy yếu: dạng này xuất hiện gần cuối 1 biến động thị trường. sau khi đạt được mục tiêu giá và cả 2 dạng vùng trống khác đầu xuất hiện. Giá sẽ nhẩy vọt lần cuối tại đây, sau đó cú nhẩy vọt nhanh chóng biến mất và giá bắt đầu suy yếu trong 1 vài phiên hoặc 1 vài tuần. Khi giá đóng cửa dưới vùng trống cuối cùng này, đó là nơi xác nhận sự suy yếu và đảo chiều.
Đảo chiều cụm đảo: sau khi vùng trống suy yếu hinfht hành, giá sẽ dao động trong 1 biên độ hẹp vài ngày hay 1-2 tuần trước khi tạo ra vùng trống phía dưới. Sau khi đi ngang tạo đỉnh, giá sẽ tạo ra 1 vùng trống giảm giá bên phải và xác nhận 1 xu hướng đi xuống. Đây là tín hiệu cụm đảo chiều điển hình.
  1. Các mô hình đảo chiều cơ bản
Hầu như thị trường đều không có sự thay đổi đột ngột, nó hầu như đều có 1 đoạn chuyển tiếp. Vấn đề là ta không nhận biết được giai đoạn chuyển tiếp đó là dấu hiệu của 1 sự đảo chiều hay chỉ đơn thuần là 1 sự tạm ngừng nghỉ hoặc củng cố xu hướng hiện tại trước khi hồi phục theo xu hướng ban đầu. Vì vậy, có 2 mô hình là đảo chiều và tiếp diễn.Mô hình đảo chiều có 5 mô hình chính là: đầu và vai, 3 đỉnh và 3 đáy, 2 đỉnh và 2 đáy, đỉnh và đáy hình chữ V và mô hình hình tròn (hình đĩa). Trong đó 2 mô hình phổ biến hay gặp nhất là mo hình đầu và vai và 2 đáy và thường được coi là các mô hình đảo chiều của các xu hướng chính.Các đặc điểm cơ bản phổ biến của tất cả các mô hình đảo chiều:
  • Nhất thiết phải có 1 xu hướng trước đó để có thể hình thành mô hình đảo chiều: để có sự đảo chiều, thị trường phải có 1 xu hướng trước đó thì mới có cái để có thể đảo chiều. Nếu có xu hướng tăng trước đó, thì nếu có sự đảo chiều thì 1 cú giảm mạnh có thể xóa đi toàn bộ đợt tăng trước đó, tức có thể giảm 100% về lại mức ban đầu.
  • Tín hiệu đầu tiên của 1 sự đảo chiều thường là sự phá vỡ đường xu hướng chính: Đây là tín hiệu cảnh báo, không nhất thiết sự phá vỡ này khẳng định rằng sẽ đảo chiều chắc chắn. Nó có thể chỉ là tín hiệu cho sự thay đổi xu hướng, như chuyển sang đ ingang, củng cố trước khi tiếp tục quay lại xu hướng cũ hoặc đảo chiều xu hướng.
  • Mô hình càng lớn thì biến động theo sau càng lớn: Nếu độ cao của mô hình giá càng lớn thì độ biến động càng cao, thời gian mô hình giá càng dài thì độ biến động sau đó sẽ càng lớn.
  • Các mô hình đỉnh có thời gian ngắn hơn những bị phá vỡ nhiều hơn so với các mô hình đáy: Đỉnh mất ít thời gian để hình thành, trong khi đáy cần rất nhiều thời gian để hình thành. Giá giảm thường nhanh hơn giá tăng rất nhiều và việc short thường đem vè lợi nhuân lớn hơn chiều long đi lên rất lớn.
  • Các mô hình đáy thường có biên độ giá nhỏ hơn và mất nhiều thời gian hình thành hơn
  • Khối lượng giao dịch trong xu hướng giá lên thường đóng vai trò quan trọng hơn: Mỗi mô hình giá hoàn thiện đều đi kèm với sự gia tăng của khối lượng giao dịch đi kèm để khẳng định sự chắc chắn của mô hình giá.
Mô hình đảo chiều đầu và vai (mô hình vai đầu vai – the head and shouder resersal):Đây là mô hình tín hiệu rõ ràng và chắc chắn nhất trong các mô hình đảo chiều, nhiều mô hình khác đều là phái sinh từ mô hình này là chính. Với 2 vai – 1 đầu – đường viền cổ. Trong 1 xu hướng đi lên, đỉnh lập khi có vài trái – vai phải, 1 đầu cao hơn 2 vai, và khi giá phá vỡ đường viền cổ sẽ hoàn chỉnh mô hình. Mức giảm của mô hình có thể tính từ đường viền cổ và = mức giảm từ đỉnh tới viền cổ.Sự phá vỡ đường viền cổ giúp hoàn chỉnh mô hình: Ta vẽ đường nối 2 đáy tại 2 vai trái phải tạo ra đường viền cổ. Thông thường đường này sẽ nghiêng 1 chút, mô hình hình thành chắc chắn khi giá phá vỡ 1 cách dứt khoát đường viền cổ này, thường khối lượng giao dịch sẽ lớn tại điểm phá vỡ này.Biến động quay đầu: tại đường viền cổ có khối lượng rất lớn thì việc quay lại đc mức đó sẽ rất khó khăn. Các sự quay đầu thường chỉ là các đợt phục hồi nhỏ.Các đặc điểm chính của 1 đỉnh đầu và vai:
  • Cầu 1 xu hướng diễn ra trước đó;
  • Vai trái với khối lượng giao dịch lớn hơn (điểm A) theo sau là 1 đợt điều chỉnh xuống điểm B;
  • Sự hồi phục lên ngưỡng cao mới sẽ có khối lượng giao dịch ít hơn (điểm C);
  • 1 sự sụt giảm xuống bên dưới đỉnh trước đó (điểm A) và chạm đáy tương ứng trước đó (điểm D);
  • Đợt hồi phục thứ 3 (điểm E) với khối lượng giao dịch ít đáng kể không thể chạm điểm cao nhất của đầu (điểm C);
  • Sự kết thúc diễn ra bên dưới đường viền cổ: thường giảm 1-3% so với đường viền cổ, hoặc 2 phiên giảm kết thúc nằm phía dưới đường viền cổ;
  • 1 biến động quay đầu hướng đến đường viền cổ (điểm G) được tiếp nối bằng những đáy mới.
Tầm quan trọng của khối lượng giao dịch: khối lượng giao dịch có vai trò rất quan trọng trong mọi mô hình, bao gồm cả mô hình vai đầu vai. Khối lượng giao dịch tại đỉnh thứ 3 (vài phải) là quan trọng nhất. Khối lượng giao dịch phải thấp hơn 2 đỉnh kia rất nhiều, sau đó khối lượng giao dịch sẽ gia tăng khi đường viền cổ bị phá vỡ, giảm khi có biến động quay đầu, và lại tăng khi biến động quay đầu kết thúc. Khối lượng thường ko có vai trò quá quan trọng trong việc hoàn thành các đỉnh thị trường, nhưng nó lại có vai trò quan trọng trong việc tiếp tục xu thế tại các điểm nhất định của thị trường. Khối lượng vai trò thường đóng vai trò quyết định tại các đáy của thị trường.Thông thường để đo lường giá mục tiêu, ta đó giá từ đỉnh tới đường viền cổ, sau đó lấy đó là độ dài từ đường viền cổ tới giá thấp nhất của mô hình là giá mục tiêu. Giá mục tiêu này là giá tối thiểu, và có thể nó còn di chuyển ra ngoài giá mục tiêu này khá xa. Và rất nhiều lần giá về tại vùng giá trước khi có sự tăng giá trước đó. Ngoài ra, cần xem xét cả các vùng hỗ trợ, kháng cự trước đó, vùng thoái lui 30%, 66%, 100% ở đâu…Mô hình đầu và vai đảo ngược: Đây là mô hình đảo ngược của mô hình đỉnh. Trong đó sẽ tạo 3 đáy khác nhau trong đó đáy ở giữa thấp nhất và 2 đáy 2 bên cao hơn. Giá đóng cửa vượt qua đường viền cổ được coi là yếu tố quyết định hoàn thành mô hình. Khối lượng giao dịch đóng vai trò quan trọng hơn trong mô hình vai đầu vai đảo nghịch này so với mô hình đỉnh. Nhìn chung các mô hình đáy thì khối lượng đều đóng vai trò trọng yếu hơn so với mô hình tạo đỉnh. Khi thị trường chạm đáy, cần có khối lượng mua mạnh mẽ mới có thể tạo được đáy thành công đi lên. Thông thường khối lượng giao dịch tại vai trái cao hơn tại đầu, tại đỉnh vao phải cao hơn và tại đáy vai phải thấp hơn, khối lượng tại đường viền cổ cần mạnh mẽ quyết liệt để vượt qua nó. Đường viền cổ thường có xu hướng dốc xuống là điều thường thấy.Các mô hình đầu và vai phức: Đây là biến thể của mô hình đầu – vai truyền thống. Như khi xuất hiện vai trái đôi thì thường sẽ hay xuất hiện vai phải đôi đi kèm. Các điểm mua thăm dò tại vị trí đáy kép vai phải cũng thường được thực hiện và bổ sung vị thế khi giá vượt qua đường viền cổ thành công. Tuy nhiên, mô hình không phải lúc nào cũng đúng và cần biết cắt lỗ nhanh nếu nó đi sai hướng. Cũng có lúc mô hình vai đầu vai là mô hình củng cố chứ không phải đảo chiều.Mô hình 3 đỉnh và 3 đáyMô hình này khá giống mô hình vai đầu vai, nhưng nó có 3 đỉnh hoặc 3 đáy có độ cao khá bằng nhau trong khi mô hình vai đầu vai thì đỉnh ở giữa cao hơn 2 đỉnh trái và phải. Khối lượng giao dịch tại các đỉnh ở mô hình tạo đỉnh thường giảm dần, mô hình hoàn thành khi giá phá vỡ 2 đáy của 2 đỉnh trước đó với khối lượng lớn với độ dài đợt giảm tiếp theo sau khi phá vỡ đáy ít nhất bằng độ dài từ đỉnh tới đáy trong mô hình. Tại mô hình 3 đáy cũng tương tự mô hình 3 đỉnh và nó đảo ngược lại. Khối lượng giao dịch tại mô hình 3 đáy thường có xu hướng giảm ở các đỉnh và tăng mạnh ở các điểm phá vỡMô hình 2 đỉnh và 2 đáyMô hình này đỉnh thường được gắn dưới dạng chữ M còn đáy thì dưới dạng chữ W. Các đặc điểm tương tự mô hình vai đầu vai nhưng chỉ khác là xuất hiện 2 đỉnh hoặc 2 đáy thay vì 3 đỉnh và 3 đáy như mô hình kia. Độ phổ biến của mô hình này cũng rất cao và thường xuất hiện. Đặc điểm là thị trường giao dịch với khối lượng cao tại đỉnh A, sau đó giảm với khối lượng thấp xuống đáy B rồi phục hồi lại đỉnh C nhưng không thể vượt qua được và bắt đầu giảm giá, khi giá giảm tới cùng đáy B cũ với khối lượng bán lớn thì sẽ hoàn thành mô hình và tiếp tục giảm mạnh ít nhất bằng khoảng cách từ B tới đỉnh A hoặc C. 1 mô hình 2 đỉnh tiềm năng tốt thì 2 đỉnh bằng nhau là tình huống lý tưởng. Khối lượng giao dịch tại ngưỡng thứ nhất sẽ rất lớn và giảm đi ở ngưỡng thứ 2. Giá đóng cửa tại đáy D thấp hơn đáy giữa với khối lượng giao dịch lớn sẽ hoàn chỉnh mô hình và cho biết tín hiệu đảo chiều xu hướng đi xuống.Tương tự với mô hình 2 đáy: trong mô hình này khối lượng có ý nghĩa quan trọng hơn, khối lượng thường lớn tại đáy ban đầu, sau đó thấp tại đỉnh 1, rồi giảm tại đáy 2 và khối lượng lớn tại vùng giá thoát ra khỏi đỉnh ban đầu 1 cách mạnh mẽ. Khối lượng lớn là tín hiệu xác nhận cho việc tạo đáy thành công.Những biến thể từ mô hình lý tưởng: đôi khi đỉnh thứ 2 có thể cao hơn đỉnh thứ nhất hoặc đáy thứ 2 thấp hơn đáy thứ nhất nhưng vẫn cơ bản nằm trong mô hình. Khi tìm kiếm sự xác nhận vượt ra khỏi mô hình 2 đỉnh, ta có thể xem xét các mức giá đóng cửa phải cao hơn 1-3% so với đỉnh trước đó mới được coi là có sự xác nhận vượt ra khỏi mô hình 2 đỉnh thay vì sự phá vỡ trong ngày, hoặc giá đóng cửa phải vượt ra khỏi đỉnh cũ trong 2 ngày liên tiếp để chứng minh có sự phá vỡ mô hình 2 đỉnh, hoặc giá đóng cửa của tuần đó (ngày thứ 6) cao hơn đỉnh trước đó.Kích thước của các đỉnh và đáy rất quan trọng. Thời gian giữa 2 đỉnh càng dài và chiều cao của mô hình càng lớn thì khả năng đảo chiều càng lớn. Thường 1 mô hình hợp lệ cần có thời gian giữa 2 đỉnh hoặc 2 đáy ít nhất là 1 tháng, 1 số mô hình còn kéo dài tới 2-3 tháng để xác nhận.Mô hình dĩa và đinh nhọnĐáy hình dĩa (đáy tròn – saucer): cũng đôi khi xuất hiện, trong đó có sự thay đổi rất chậm của giá và rất từ tốn, từ dưới sang ngang rồi đi lên. Khá khó khăn để xác định thời điểm hoàn thiện dĩa cũng như khoảng cách di chuyển theo hướng còn lại của giá. Đồ thị dĩa thường xuất hiện trên đồ thị tuần hoặc tháng và kéo dài trong vài năm. Thời gian chúng diễn ra càng dài thì có ý nghĩa càng lớn.Đinh nhọn (spike): Đây là những thay đổi rõ ràng nhất vì đinh nhọn (hay mô hình chữ V) xuất hiện rất nhanh và thời gian chuyển đổi rất ngắn hoặc không có. Chúng thường xuất hiện khi thị trường di chuyển theo 1 hướng quá lâu rồi đột ngột đảo chiều do những tin tức bất lợi. Cảnh báo là sự đảo chiều ngày hoặc tuần với khối lượng giao dịch rất lớn.
  1. Mô hình tiếp diễn
Các mô hình tại đây thường được gọi là mô hình tiếp diễn. Nó thường cho thấy rằng giá đi ngang trên đồ thị chỉ là sự tạm ngừng trong xu hướng hiện tại và biến động tiếp theo sẽ theo hướng cũ. Mô hình này cần ít thời gian tồn tại ngắn hơn so với mô hình đảo chiều, nó thường là mô hình ngắn hạn hay mô hình trung gian.Mô hình tam giác: mô hình này có 3 dạng chính là: tam giác đối xứng, tam giác tăng và tam giác giảm.Tam giác đối xứng (dạng song): đây thường là mô hình tiếp diễn. Nó thể hiện sự tạm ngững trong xu hướng hiện hữu, sau đó xu hướng cũ lại phục hồi. Để hình thành cần ít nhất 4 điểm đảo chiều để vẽ được 2 đường thẳng, thông thường mô hình này có tới 6 điểm đảo chiều. 2 đường nối đỉnh và đáy phải giao cắt nhau tại đỉnh tam giác và giá sẽ phá vỡ đi theo xu hướng trước đó. Để xác nhận sự phá vỡ, giá phải đóng cửa vượt ra ngoài đường xu hướng của mô hình tam giác đó. Khối lượng giao dịch cần thấp kih giá giao dịch ở trong tam giác, và khối lượng sẽ cao đột biến tại điểm phá vỡ đường xu hướng để hoàn thành mô hình, khi sự quay đầu xuất hiện thì với khối lượng nhỏ và sẽ tăng mạnh khi xu hướng phục hồi. Trong mô hình củng cố, khối lượng giao dịch đóng vai trò kiên quyết cho sự hồi phục xu hướng tăng. Khi giá trong mô hình thì các phiên tăng giá khối lượng nên cao trong khi các phiên giảm giác khối lượng nên thấp hơn. Khi giá phá vỡ đường xu hướng, giá thường sẽ tăng ít nhất bẳng khoảng cách tam giác đó.Tam giác tăngĐây là dạng biến thể của tam giác đối xứng. Mô hình này cho thấy người mua tích cực hơn người bán, đây cũng được coi là mô hình đầu cơ giá lên và thường đượ quyết định với sự phá vỡ theo hướng đi lên.Tam giác tăng thể hiện sự tăng giá, trong khi tam giác giảm thể hiện sự giảm giá. Trong khi tam giác đối xứng đơn thuần hơn thể hiện sự tiếp nối có thể theo chiều tăng hoặc giảm.Tại điểm phá vỡ giá lên, cần có khối lượng giao dịch lớn để khẳng định điều này. Đo khu vực rộng nhất của mô hình để ước tính mức tăng tối thiểu sau khi phá vỡ mô hình.Tam giác giảm: đây là sự đảo ngược của tam giác tăng, đây được xem là mô hình giảm giá. Nó cho biết người bán tích cực hơn người mua. Mô hình hoàn tất khi giá giảm dứt khoát thủng đường viền của tam giác với khối lượng lớn đi kèm. Và từ đó thường giảm ít nhất bằng khu vực rộng nhất trong tam giác.Khối lượng giao dịch của cả 2 mô hình tam giác tăng và giảm đều là khối lượng giảm khi ở trong mô hình và tăng mạnh tại điểm phá vỡ khỏi mô hình. Thời gian cần thiết để hoàn tất thường từ 1-3 tháng. Nếu tồn tại <1 tháng thường là mô hình khác không phải tam giác.Mô hình mở rộng: đây là biến thể của mô hình tam giác và ít xuất hiện. Mô hình này các đường xu hướng lại mở rộng thay vì hội tụ như mô hình tam giác chuẩn, nó tạo ra các đỉnh loe ra. Khối lượng giao dịch thường mở rộng dần trong mô hình này, mô hình này xuất hiện khi thị trường bất ổn, nhậy cảm và mất kiểm soát. Nó hay xuất hiện tại các đỉnh thị trường giá xuống.Cờ và cờ đuôi nheo (flag & pennant)2 mô hình này là sự tạm ngừng của 1 biến động thị trường sôi nổi. Điều kiện là có 1 sự biến động theo đường thẳng tõ rệt trước đó. Cho thấy sự tăng giá hoặc giảm giá diễn ra ngay trước đí và thị trường tạm ngừng để lấy đà chạy theo cùng hướng tiếp sau đó. Đây là mô hình đáng tin cậy nhất và hiếm khi đảo chiều đột ngột sau đó.Cờ giống 1 hình bình hành hoặc hình chữ nhật được đánh dấu bằng 2 đường xu hướng song sóng có xu hướng dốc xuống so với đường xu hướng hiện tại với thị trg tăng, trong thị trường giảm thì có xu hướng dốc lên. Với cờ đuôi nheo là 2 đường có xu hướng hội tụ hơi giống tam giác đối xứng. Tại khu vực này cần khối lượng giảm đi đáng kể. Cả 2 mô hình đều diễn ra trong ngắn hạn từ 1-3 tuần. Cờ và đuôi nheo trong xu hướng giảm sẽ diễn ra nhanh hơn khoảng 1-2 tuần. Sự phá vỡ đường xu hướng sẽ tiếp tục xu hướng trước đó, tại điểm phá vỡ sẽ đi kèm với khối lượng lớn. Cờ và cờ đuôi nheo thường nằm ở lưng chừng ở giữa và sau đó còn tăng/giảm bằng với độ tăng trước đó.Cả 2 mô hìn đều đi sau 1 biến động giá theo đường thẳng (gọi là cột cờ) với khối lượng giao dịch lớnSau đó, biến động giá tạm dừng từ 1-3 tuần với khối lượng thấpXu hướng phục hồi với khối lượng tăng đáng kểCả 2 mô hình đều xuất hiện điểm giữa của biến động giáCờ đuôi nheo trông giống như 1 tam giác đối xứng nhỏCờ trông giống như 1 hình bình hành nghiêng so với xu hướng hiện tạiCả 2 mô hìn đều sẽ hình thành trong xu hướng giảm với thời gian ngắn hơnCả 2 mô hình đều rất phổ biến trong thị trường tài chính.Mô hình hình nêm:Mô hình này tương tự mô hình tam giác đối xứng. Mô hình này được xác định bởi 2 đường xu hướng hội tụ gặp nhau tại đỉnh. Thời gian hình thành từ 1-3 tháng và được xếp vào phạm trù trung gian. Độ dốc của nêm hướng xuống thể hiển xu hướng giá lên và ngược lại nêm hướng lên thể hiện xu hướng giảm. Nếu ở cuối 1 xu hướng giá mà xuất hiện hình nêm hướng lên thì sẽ là cảnh báo rõ rệt cho sự đảo chiều sắp tới.Mô hình hình chữ nhật:Đây là khi giá giao dịch giằng co quanh 1 đường thẳng. Nó là giai đoạn củng cố cho xu hướng hiện tại. Mô hình này cũng dễ bị nhầm với mô hình đảo chiều 3 đáy. Nếu sự hồi phục với khối lượng lớn và giảm với khối lượng nhỏ thì khả năng cao sẽ tiếp tục tăng giá. Nếu khối lượng cao khi giảm và thấp khi tăng là tín hiệu xấu cho thấy có thể sẽ đảo chiều xu hướng. Mô hình này thường có thời gian từ 1-3 tháng mới có nhiều ý nghĩa. Mức tăng giá sau đó thường ít nhất bằng khoảng cách của đỉnh và đáy khi ở trong nền giá.Biến động đều đặn: là khi giá tăng sau đó lại điều chỉnh lại 1/3-1/2 độ tăng trước đó rồi lại tiếp tục tăng rồi lại điều chỉnh lại.Mô hình đầu và vai tiếp diễn: đôi khi mô hình đầu và vai lại là mô hình tiếp diễn chứ không phải mô hình đảo chiều. Nó tương tự mô hình đi ngang ngoại trừ có 1 đáy ở giữa sâu nhất so với 2 vai 2 bên.Sự xác nhận và phân kỳ: sự xác nhận nhằm ám chỉ sự so sánh những tín hiệu và chỉ báo kỹ thuật để chắc rằng tất cả đều tương đồng và xác nhận lẫn nhau. Sự phân kỳ ngược lại ám chỉ tình trạng thị trường có những chỉ báo ky  thuật khác nhau không xác nhận lẫn nhau. Sự phân kỳ là 1 chỉ báo quan trọng cảnh báo sự đảo chiều của xu hướng.
  1. Khối lượng giao dịch và số lượng hợp đồng chưa tất toán
Khối lượng giao dịch rất có ý nghĩa trong khun giá ngày và tuần trong khi ít có ý nghĩa hơn trong khung thời gian tháng. Số lượng hợp đồng tương lai chưa tất toán là trạng thái mở hiện tại của các hợp đồng tương lai vào cuối phiên giao dịch. Có 4 trạng thái với khối lượng hợp đồng tương lai chưa tất toán để hiện tương ứng với trạng thái của thị trường. Giá tăng – khối lượng giao dịch tăng – số lượng hợp đồng mở tăng -> thị trường mạnh; giá tăng – khối lượng giao dịch giảm – số lượng hợp đồng mở giảm -> thị trường yếu; giá giảm – khối lượng giao dịch tăng – số lượng hợp đồng mở tăng -> thị trường yếu; giá giảm – khối lượng giao dịch giảm – số lượng hợp đồng mở giảm -> thị trường mạnh.Vào giai đoạn cuối của biến động thị trường, số lượng hợp đồng mở giảm mạnh sau 1 thời gian tăng mạnh thường báo hiệu sự đảo chiều sắp diễn ra. Số lượng lớn hợp đồng chưa tất toán tại các đỉnh thị trường được xem là thị trường giá xuống nếu sự rớt giá xuất hiện rất đột ngột. Số lượng hợp đồng mở tăng đáng kể trong vùng củng cố sẽ báo hiệu động thái giá mạnh mẽ sau khi phá vỡ khỏi vùng củng cố đó. Trong thị trường tương lai, đặc biệt thị trường hàng hóa động thái của các nhà kinh doanh thương mại thường thực hiện hedging có vai trò lớn hơn so với động thái đầu cơ.Khối lượng giao dịch sẽ tăng hoặc mở rộng theo hướng phát triển của xu hướng hiện tại.Trong 1 xu hướng tăng, khối lượng giao dịch sẽ tăng khi giá tăng và giảm khi giá giảm. Xu hướng còn tiếp diễn thì khối lượng giao dịch còn được sử dụng để xác nhận xu hướng đó. Sự phân kỳ cũng dudowwjc thoe dõi, đó là khi giá phá vỡ mức cao trong khi khối lượng giao dịch lại giảm. Đây là tín hiệ cảnh báo quan trọng cho việc thị trường có thể sắp đảo chiều trở lại. Khối lượng giao dịch thường được coi là tín hiệu xác nhận lại các tín hiệu giá. Bằng cách theo dõi khối lượng ta có thể biết áp lực gia tăng hay giảm đi trong 1 xu hướng tăng/giảm của giá. Chỉ báo cân bằng khối lượng OBV (on balance volume) được coi là chỉ tiêu tốt thể hiện xu hướng biến động của khối lượng giao dịch. Về sau có chỉ báo cao cấp hơn là money flow cũng là 1 biến thể từ OBV.
  1. Đồ thị dài hạn
Cần xem xét đồ thị trong khung thời gian dài hơn như tuần, tháng để thấy được bức tranh dài hạn hơn thay vì chỉ tập trung nhìn đồ thị hàng ngày với các bức tranh khung thời gian khá ngắn. Trong đồ thị tương lai, thường sẽ sử dụng đồ thị tiếp diễn, dùng hợp đồng tương lai kỳ hạn gần nhất và khi nó hết hạn thì tiếp nối bằng đồ thị tương lai ngay sau nó lúc này đã trở thành hợp đồng tương lai gần nhất.Đồ thị dài hạn đem lại cái nhìn về xu hướng chính, các điểm giá mục tiêu nhưng nó lại không nhiều y nghĩa khi tìm điểm mua hợp lý. Việc tìm điểm mua hợp lý thường nên sử dụng đồ thị ngày hoặc trong phiên vì các đồ thị này có các khung thời gian nhỏ hơn và tìm ra điểm vào chính xác hơn.
  1. Đường trung bình di động
Đường trung bình là công cụ tốt nhất để đầu tư trong thị trường có xu hướng rõ ràng (xu hướng tăng hoặc giảm) nhưng nó tỏ ra kém hiệu quả và vô dụng trong 1 thị trường biến động vô định không có xu hướng rõ ràng. Đường trung bình nhìn chung vẫn là chỉ báo kỹ thuật được sử dụng rộng rãi nhất trong các chỉ báo vì tính đơn giản và hiệu quả của nó. Có 3 loại là trun gbifh giản đơn, và 2 biến thể của nó là trung bình tỷ trọng và trung bình hàm mũ.Đường trung bình động: đây là công cụ dự báo xu hướng bằng việc tính trung bình dao động từng tháng với khoảng cách thời gian. Đây là 1 công cụ tuân theo xu hướng, mục đích nhằm nhận diện hoặc báo hiệu 1 xu hướng mới bắt đầu hoặc 1 xu hướng cũ đã kết thúc hoặc đã đảo chiều. Đường trung bình di động sẽ theo dõi diễn biến của xu hướng, tuy nhiên đường này không dự báo được diễn biến tiếp theo như lĩnh vực phân tích mô hình đồ thị. Nó thường chậm hơn và khi thị trường xảy ra rồi nó mới phát đi tín hiệu tiếp theo.Đường trung bình giản đơn vẫn đang được sử dụng nhiều nhất, ngoài ra các loại đường trung bình khác cũng được các nhà phân tích sử dụng thay thế cho đường trung bình giản đơn mặc dù không có nhiều bằng chứng thuyết phục cho thấy chúng tốt hơn đường trung bình giản đơn. Cách ứng dụng vào phân tích ta nên áp dụng 2 đường trung bình hoặc 3 đường trung bình vào với nhau với nguyên lý các đường trung bình ngắn hơn phải cắt lên và nằm trên đường trung bình dài hơn trong 1 xu hướng tăng và ngược lại.Ngoài ra, ta cũng có thể dụng dải Bollinger để theo dõi các vùng cao và thấp xung quanh đường trung bình 20 ngày để xác định các điểm mua/bán ngắn hạn. Các hợp đồng tương lai thường sử dụng các đường trung bình ngắn như 1,9 ngày, 9-18 ngày, 5-20 ngày, 10-40 ngày; trong khi với thị trường cổ phiếu thì các đường ma50, ma200 lại được ưa chuộng hơn.Ngoài ra, còn có quy tắc 4 tuần, trong đó nếu giá tăng vượt qua điểm cao nhất trong 4 tuần gần đây nhất thì có thể mở trạng thái mua, trong khi nếu giá rơi xuống thấp hơn điểm thấp nhất 2 tuần gần đây có thể bán. Quy tắc này cũng không phải là quy tắc luôn luôn tạo ra hệ thống giao dịch mà cần kết hợp với các yêu cầu về đường trung bình cắt nhau nữa mới đem lại hiệu quả.
  1. Các chỉ báo dao động và quan điểm đối lập
Trong 1 thị trường không rõ xu thế, hay đi ngang thì các chỉ báo dao động lại tỏ ra hiệu quả hơn rất nhiều so với các đường trung bình. Ngoài việc đó ra, trong 1 thị trường có xu hướng thì chỉ báo dao động cũng giúp cho nhà đầu tư có các tín hiệu báo động biết những điểm cực của thị trường ngắn hạn thường được gắn với tình trạng thị trường mua quá mức hoặc bán quá mức. Chỉ báo dao động còn cho biết thị trường đang dần mất đi xung lượng trước khi tình huống đó được thể hiện rõ ràng trong sự biến động giá. Chỉ báo dao động còn cho biết 1 xu hướng đã sắp hoàn chỉnh hay chưa bằng sự phân kỳ hiển thị trên đó. Tại giai đoạn đầu của xu hướng, chỉ báo dao động thường hay sai trong khi ở cuối xu hướng thì chỉ báo dao động thường khá chính xác để đưa ra tín hiệu cảnh báo kịp thời.Các chỉ báo dao động thường đi khá giống với giá khi đỉnh và đáy đi cùng với đỉnh và đáy của giá. Các chỉ số đại cực đại tại biên trên hoặc biên dưới thể hiện giá đang đi quá xa so với trung bình của nó. 1 cách giao dịch là mua khi giá ở cực dưới và bán khi giá ở cực trên cũng có thể hiệu quả. 3 công dụng quan trọng nhất của chỉ báo dao động:
  • Nó hữu ích nhất khi giá trị đạt cực điểm cực tại biên trên hoặc biên dưới của nó. Thị trường được ghi nhận là trong tình trạng mua quá mức nếu nó tiến gần điểm cực trên và sẽ trong tình trạng bán quá mức nếu nó tiến gần tới điểm cực dưới. Điều này cảnh báo sự kéo dài quá mức và tính dễ đổ vỡ của xu hướng hiện tại.
  • Sự phân kỳ giữa chỉ báo dao động và động thái giá khi chỉ báo dao động đang ở mức độ cực đại thường là 1 cảnh báo quan trọng
  • Việc giao nhau với đường số 0 (đường trung bình) có thể tạo ra tín hiệu giao dịch quan trọng theo chiều hướng của thị trường giá.
Đo lường xung lượngXung lượng đo lường tốc độ thay đổi giá đối ngược với mức giá thực tế. Ta lấy giá gần nhất trừ đi giá ngày x trước đó (ví dụ 10 ngày trước), nếu số dương thì vẽ lên trên đường số 0, âm thì vẽ dưới đường số 0. Trong 1 khoảng thời gian đó (thường là 10 ngày), nếu giá đang tăng thì đồ thị sẽ nằm trên đường số 0 và ngược lại. Nếu giá hiện tại và 10 ngày trước vẫn tăng nhưng gần như = 0 thì xung lượng đã giảm và đồ thị bắt đầu trải thẳng ra. Ta gọi đó là xu hướng tăng nhưng đã đánh mất động lượng. Đường xung lượng này có độ nhậy khá cao và thường đi trước động thái giá. Sự phá vỡ đường số 0 cũng có thể được coi là 1 tín hiệu giao dịch cho nhà đầu tư. Ngoài ra, có 2 đường biên phía trên và phía dưới để theo dõi sự quá mức của sự dao động.Chỉ số cường độ tương đối (RSI – Relative Strenght Index): cách tính rsi = 100 – 100/1+rs. Trong đó rs = mức trung bình đóng cửa tăng * ngày tăng/mức trung bình đóng cửa giảm *ngày giảm. Trong đó thường sử dụng khung 14 ngày hoặc 14 tuần. Ta cũng có thể chọn khung thời gian ngắn hơn, nhưng độ biến động sẽ cao hơn. Giá trị rsi biến động từ 0-100, mức >70 được coi là quá mua và <30 được coi là quá bán. Nhưng trong 1 thị trường tăng quá mức thì mức rsi >80 và thị trường giảm thì mức quá bán mạnh là <20.Phân kỳ âm, là khi chỉ số cường độ tương đối cao hơn 70 hoặc dưới 30. Đỉnh phân kỳ âm xuất hiện khi 1 đỉnh của chỉ số cường độ tương đôi (>70) không thể vượt khỏi đỉnh trước đó trong 1 xu hướng tăng, theo sau là 1 cú phá vỡ đáy trước đó. 1 đáy phân kỳ âm xuất hiện ki chỉ số cường độ tương đối ở trong xu hướng giảm (<30 điểm), không thể thiếp lập ngưỡng thấp mới sẽ tiến lên vượt khỏi đỉnh trước đó. Và RSI có giá trị nhất là khi nó tạo ra các phân kỳ âm ở trên. 2 đường 70 và 30 cũng thường được nhìn để tìm kiếm điểm mua quá mức và điểm bán quá mức đẻ tiến hành giao dịch trong trường hợp thi trường bình thường có các cú điều chỉnh ngắn hạn.Chỉ báo dao động stochastics (k%D):Khi giá tăng, giá đóng cửa thường tiến sát biên trên của 1 biên độ giá. Ngược lại, khi giá ở xu hướng giảm, giá đóng cửa có xu hướng tiến gần biên bên dưới của 1 biên độ giá. Chỉ báo này gồm 2 đường là %K và %D. Đường %D quan trọng hơn và là đường sản sinh ra những tín hiệu chính. Mục đích của chỉ báo này là để xác định được đâu là mức giá đóng cửa mới nhất trong biên độ giá của quãng thời gian đã chọn. 14 là giai đoạn phổ biến nhất được sử dụng của chỉ báo này.Trong dó %K = 100[(c-l14)/(h14-l14)]; trong đó C là giá đóng cửa gần nhất, l14 là giá thấp nhất trong giai đoạn 14, h là giá cao nhất trong giai đoạn 14.%D : là đường trung bình 3 giai đoạn của đường %K. ta lấy giá trị trung bình 3 giai đoạn khác của dường %D. Đường %D thường chậm hơn trong khi đường %K thường diễn biến nhanh hơn. Chỉ số này cũng có 2 điểm 80-20 là các vùng quá. Trong 1 xu hướng tăng, đường %K cắt xuống %D ở >80 là tín hiệu bán, trong hi đường %K cắt lên đường %D khi ở <20 điểm là tín hiệu mua.Đường %R của Larry WilliamĐường này đo lường mức đóng cửa mới nhất trong biên độ giá của 1 số ngày cho sẵn. Lấy giá đóng cửa cao nhất trong biên độ của giai đoạn đó chia cho hiệu có được. Ta thường dung khung 14 để đo chỉ số này.Khi giao dịch, quan trọng nhất ta phải xác định được xu hướng thị trường, các chỉ báo dao động sẽ giúp ta tìm ra các điểm mua thích hợp trong 1 xu hướng tăng và điểm bán thích hợp trong 1 xu hướng giảm. Không nên sử dụng sự phân kỳ để giao dịch đối lập lại xu hướng chung của thị trường hiện tại.Đường trung bình động hội tụ/phân kỳ (macd): macd là sự lai giữa đường xu hướng và đường dao động. Có 2 đường macd nhanh và chậm thể hiện các khung thời gian khác nhau. Cũng có 1 đường số 0 thể hiện trạng thái mua/bán quá mức. Sự phân kỳ giữa macd và đường giá cũng được áp dụng tại đây. Biểu đồ thống kê tần suất cũng cho ta thấy mức độ thu hẹp hay mở rộng của động lượng giá, giá vẫn tăng nhưng tần suất giảm dần về 0 cho thấy sự dần đánh mất động lượng tăng giá. Đồ thị tuần cho cái nhìn xu hướng vẫn quan trọng hơn là đồ thị hàng ngày.Khảo sát consensus cho ta cái nhìn về mức độ bull/bear của các thành phần tham gia thị trường. Mức >75% đồng thuận được coi là quá mức và <25% có thể được coi là 1 sự đảo chiều có thể xảy ra. Khi niềm tin càng tăng thì giá càng tăng lên, và khi có tới 80-90% tin rằng thị trường sẽ tăng thường là lúc dòng tiền vào thị trường bị co hẹp và có thể sớm đảo chiều. 90% được coi là điểm cực trên và 20% là điểm cực dưới.Với thị trường tương lai, việc các hợp đồng chưa tất toán tiếp tục tăng sẽ làm rủi ro cho người nắm vị thế đối lập. Chỉ nên tham gia vị thế đối lập khi oi giảm.Quan sát phản ứng của giá với thông tin cơ bản, nếu giá không thể tăng khi tin tốt ra hay không giảm khi tin xấu ra và ở khu vực quá bán thì dấu hiệu đảo chiều rất có thể xảy ra sớm sau đó.
  1. Vẽ đồ thị điểm và hình
Đồ thị này tương đối không thông dụng và các phần mềm vẽ đồ thị hiện nay Việt Nam đang dùng đang không hỗ trợ các loại đồ thị này.
  1. Đồ thị hình nến Nhật Bản
Đây là loại đồ thị lâu đời nhất được người Nhật sử dụng từ rất lâu, với các bố trí bắt mắt hợp lý và dễ nhìn. Chúng bao gồm giá mở cửa, đóng cửa, cao nhất, thấp nhất trong ngày. Nến trắng thể hiện 1 ngày giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa, nến đen thể hiện 1 ngày giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa. các hình nến cơ bản bao gồm:
  • Nến dài (long days): phiên có chênh lệch lớn giữa giá mở cửa và đóng cửa
  • Nến ngắn (short days): phiên có chênh lệch nhỏ giữa giá đóng cửa và mở cửa
  • Đỉnh xoay (spinning top): là những phiên có thanh nến nhỏ với ngọn bấc trên và dưới dài hơn thân nến. Nến này thể hiện sự giằng co, không quả quyết của thị trường. Nến trắng hay đỏ không quan trọng tại ngày đó.
  • Doji: khi giá đóng cửa bằng giá mở cửa được gọi là đường doji.
    • Doji chân dài có bóng mờ trên và dưới dài, phản ánh sự lưỡng lự của những người tham gia thị trường
    • Doji bia đá: cỉ có 1 bóng mờ trên dài và không có bóng mờ dưới. Bóng mờ càng dài càng thể hiện xu hướng giảm giá
    • Doji chuồn chuồn: là thanh nến đối lập với doji bia đá với bóng mờ dưới dài và không có bóng mờ trên. Nó thường biểu thị xu hướng tăng giá
Phân tích mô hình nến Nhật:Mô hình nến nhật được hình thành từ 1 đường nến đơn giản hay nhiều đường khác nhau nhưng thường không quá 5 nến. Hầu hết mô hình nến Nhật dùng để xác định đảo chiều (khoảng 40 mô hình) thì cũng có khoảng 16 mô hình để xác định sự tiếp diễn. Tuy nhiên, các mô hình nến này chỉ nhiều ý nghĩa khi giá đã bắt đầu đi vào các khu vực cực đại (%D>80) hay cực tiểu (%D<20) của chỉ báo Stochastic %D. Ngoài ra các chỉ bán rsi, %R cũng hiệu quả khi nó đi vào vùng cực đại, và ta tìm kiếm các dấu hiệu nến Nhật để tìm điểm xác định vùng đảo chiều hay tiếp diễn.Các mô hình đảo chiều: là sự kết hợp những thanh nến Nhật biểu thị 1 sự đảo chiều xu hướng. Ta cần xem xét thận trọng xu hướng thị trường trước khi xác định các mô hình đảo chiều nến Nhật.
  • Mô hình mây đen bao phủ (dark clound cover): là mô hình đảo chiều 2 phiên biểu thị xu hướng giảm giá. Phiên đầu tiên của mô hình được biểu thị bằng 1 thanh nến trắng dài. No spharn ánh xu hướng hiện tại và giúp xác nhận xu hướng tăng giá cho ngày giao dịch. Giá mở cửa ngày tiếp theo cao hơn giá cao nhất của ngày hôm trước, cũng cố xu hướng tăng. Tuy nhiên, thời gian giao dịch trong quảng thời gian còn lại thấp hơn trong đó giá đóng cửa nằm dưới trung điểm của thân nên ngày thứ 1.
  • Đường xuyên phá (piercing line): là dạng đối lập của mô hình mây đen bao phủ biểu thị sự tăng giá. Xu hướng hiện tại là giảm giá, thanh nến thứ nhất là thanh nên đen dài củng cố niềm tin giảm giá. Ngày kế tiếp mở cửa tại 1 mức giá thấp hơn mức giá thấp nhất của ngày hôm trước, nhưng sau đó đóng cửa ở giá cao hơn trung điểm của cây nến ngày thứ 1.
  • Mô hình nến sao hôm (evening star) và sao mai (morning star): 2 mô hình này cần 3 phiên để xác nhận. Trong đó sao hôm là mô hình nến đảo chiều giảm giá. Ngày đầu tiên là 1 thanh nến trắng dài củng cố xu hướng tăng hiện tại. Mở cửa ngày giao dịch thứ 2, giá tăng hẳn lên trên thân của thanh nến ngày 1. Hoạt động giao dịch của ngày thứ 2 bị hạn chế và đóng cửa gần mức giá mở cửa dù vẫn cao hơn phần thân nến ngày 1. Thân nến ngày thứ 2 nhỏ. Ngày thứ 3 và là ngày cuối của mô hình mở cửa bên dưới thân của ngôi sao 1 đoạn và đóng cửa giảm với giá đóng cửa thấp hơn trung điểm ngày đầu tiên. Mô hình sao mai thì ngược lại.
Các mô hình tiếp diễn: mô hình hữu hiệu nhất thường thấy là mô hình công thức tăng/giảm 3. Ngày đàu tiên của phương pháp tăng 3 là 1 thanh nến trắng dài, mang tính chất hỗ trợ xu hướng đi lên của thị trường. Tuy nhiên, trong 3 ngày tiếp theo, 3 thanh nến ngắn xuất hiện với xu hướng đi xuống. Chúng đều nằm trong chiều dài của thân nến trắng ngày thứ nhất và ít nhất 2 trong số đó là mầu đen. Đây là khoảng thời gian nghỉ ngơi khi thị trường không có biểu hiện rõ ràng. Tiếp đó, ngày thứ 5 là 1 thanh nến trắng dài khác và đóng cửa với 1 mức cao mới. Giá phá vỡ phạm vi giao dịch chật chội trước đó và báo hiệu xu hướng đi lên sẽ tiếp tục. Tuy nhiên, khoảng nghỉ 3 ngày này thực tế có thể kéo dài hơn, nó có thể kéo ra ở cả râu nến trên và dưới chứ ko phải chỉ ở thân nến
  1. Lý thuyết song Elliott
Nguyên lý song được Elliott đưa ra từ lâu nhưng ít được chú ý cho tới những năm 50s khi Hamilton Bolton viết cả series bài về chủ đề này và thu hút được sự chú ý và lý thuyết song Elliott được hồi sinh trở lại và được quan tâm nhiều bởi các nhà giao dịch.Nguyên lý cơ bản bao gồm mô hình, tỷ suất và thời gian. Mô hình tức những mô hình hay những cấu trúc hình sóng là yếu tố quan trọng nhất của lý thuyết này. Phân tích tỷ suất rất hữu ích trong việc xác định điểm thoái lùi và mục tiêu giá bằng cách đo lường mối quan hệ giữa những song khác nhau. Mối quan hệ thời gian cũng tồn tại và được sử dụng để xác nhận mô hình hay hệ số song. Trong mô hình sóng elliott, 1,3,5 là song tiền, 2,4 là song điều chỉnh, sau đó là song giảm a,c, và xen giữa là sóng hồi b. Dãy số Fibonaci là nền tảng toán học của phương pháp song Elliott này. Sóng lên thường diễn ra trong 5 sóng, còn song hiệu chỉnh thường chỉ diễn ra trong 3 sóng. Có 1 số mô hình hiệu chỉnh chính
  • Hình zic zắc: tạo ra các chuỗi điều chỉnh 5-3-3
  • Hình mặt phẳng: các sự hiệu chỉnh tạo các các điểm a và c bằng nhau, có 1 số biến thể của hình này là điểm c thấp hơn hoặc cao hơn so với điểm a
  • Mô hình tam giác: đây là mô hình tương đối đáng tin cậy nhất gồm: tam giác cân (đỉnh giảm, đáy tăng), tam giác hướng lên (đỉnh phẳng, đáy tăng), tam giác hướng xuống (đỉnh giảm, đáy phẳng), tam giác đối xứng ngược (đỉnh tăng, đáy giảm).
Kênh giá được vẽ ra để tìm các điểm đỉnh và đáy khi giao dịch, ta dùng để đạt được mục tiêu giá và xác nhận việc đếm song. Khi xu hướng tăng được hình thành, đường xu hướng đầu tiên nối các đáy của sóng 1 và 2, 1 đường song song với nó được vẽ từ đỉnh sóng 1. Đến sóng 3, giá sẽ thoát khỏi kênh giá đó và ta vẽ 1 kênh giá mới với đáy là các đáy 2, 4, đỉnh là từ đỉnh 3 kẻ lên để tìm kiếm đỉnh sóng 5. Sóng 4 được coi là vùng hỗ trợ của xu hướng và nếu thủng điểm này sẽ xác nhận 1 sự đảo chiềuHệ số Fibonacci và sự thoái lùi: 1 chu kỳ đầy đủ bao gồm 8 sóng bao gồm 5 tăng và 3 giảm. 1 số tỷ lệ thông dụng Fibonacci được sử dụng:
  • 1 trong 3 sóng xung lượng đôi khi được nối dài. 2 sóng còn lại thường sẽ bằng nhau về thời gian và độ lớn.
  • Mục tiêu tối thiểu của đỉnh sóng 3 được tính bằng cách nhân chiều dài sóng 1 với 1,618 và cộng tích đó với đáy của sóng 2
  • Mục tiêu tối đa và tối thiểu của đỉnh sóng 5 được tính bằng tích của sóng 1 với 3,3236 và lần lượt cộng tích đó vào giá trị của đỉnh hoặc đáy của sóng 1
  • Khi sóng 1 và 3 bằng nhau thì sóng 5 dự đoán sẽ được nối dài, mục tiêu giá được xác định bằng khaongr cách từ đáy của sóng 1 đến đỉnh sóng 3, nhân với 1,1618 và cộng tích đó vào đáy của sóng 4
  • Đối với sóng hiệu chỉnh, trong mô hình hiệu chỉnh zic zắc 5-3-5 thông thường, sóng c thường bằng với chiều dài của sóng a
  • 1 cách khác để xác định chiều dài sóng c là nhân 0,618 với chiều dài của sóng a và lấy đáy của sóng a trừ tích đó
  • Trong mô hình hiệu chỉnh mặt phẳng 3-3-5, khi sóng bd đạt hoặc uvowwtj khỏi đỉnh sóng a thì sóng c sẽ ở khoảng 1,618 chiều dài sóng a
  • Trong mô hình tam giác đối xứng, mỗi sóng kế tiếp đều có mối liên hệ với sóng trước 1 giá trị 0,618
Trong sóng lùi thường theo các tỷ lệ làm tròn là 38% – 50% – 62%. Đây là các dãy số Fibonacci đã làm tròn.Mục tiêu thời gian của Fibonacci: tham số này ít được quan tâm hơn 2 yếu tố trước. Các yếu tố có ảnh hưỡng chuỗi số này như 13,21,34,55,89. Nó thể hiện chuỗi ngày, tuần hoặc tháng của 1 chu kỳ.Tóm tắt sóng Elliott:
  • 1 chu kỳ thị trường đầu cơ giá lên hoàn chỉnh bao gồm 8 sóng, 5 tăng đi trước và 3 giảm đi sau
  • 1 xu hướng được chia thành 5 sóng theo hướng phát triển của xu hướng lớn hơn
  • Sự hiệu chỉnh luôn luôn gồm 3 sóng
  • 2 loại hiệu chỉnh đơn giản là zic zắc (5-3-5) và mặt phẳng (3-3-5)
  • 1 mô hình tam giác thường là sóng thứ 4 và luôn luôn xuất hiện trước sóng cuối cùng. Tam giác cũng có thể là sóng hiệu chỉnh B
  • Sóng có thể được nối dài thành sóng dài hơn và được có thể chia thành những sóng ngắn hơn
  • Đôi khi 1 trong những sóng xung lượng sẽ được nối dài. 2 sóng còn lại sẽ bằng nhau về thời gian và độ lớn
  • Chuỗi Fibonacci là cơ sở toán học của lý thuyết sóng Elliott
  • Số lượng sóng cũng tuân theo chuỗi Fibonacci
  • Hệ số Fibonacci và sự thoái lui được dùng để xác định mục tiêu giá. Mức thoái lui thường thấy là 62%-50%-38%
  • Quy tắc luân phiên cho ta biết 1 sự kiện không diễn ra 2 lần liên tiếp
  • Thị trường đầu cơ giá xuống có thể sẽ không rơi xuống dưới đáy của sóng thứ 4 trước đó
  • Sóng 4 không chồng lên sóng 1
  • Lý thuyết sóng Elliott bao gồm mô hình sóng, hệ số và thời gian xếp theo trình tự quan trọng
  • Lý thuyết này vốn được áp dụng cho thị trường chứng khoán chung và không hiệu quả cho 1 thị trường riêng lẻ
  • Lý thuyết này có hiệu quả nhất cho thị trường hàng hóa có tính phổ biến cao, như vàng
  • Sự khác biệt chủ yếu trong các nhóm hàng hóa là sự tồn tại của thị trường giá lên
  1. Chu kỳ thời gian
Chu kỳ là chủ đề được nghiên cứu từ lâu như chu kỳ kinh tế, chu kỳ vệt đen mặt trời, chu kỳ hàng hoá, chu kỳ bất động sản, chu kỳ bầu cử tổng thống Mỹ,…có nhiều chu kỳ các vấn đề không liên quan tới nhau nhưng lại có cùng khung thời gian với nhau.Có 3 khái niệm chính của chu kỳ là: biên độ, thời gian và pha. Chu kỳ có 4 nguyên tắc cơ bản là: cộng gộp, hài hoà, đồng thời và cân đối.
  • Nguyên tắc cộng gộp: các biến động giá, đỉnh, đáy là sự cộng gộp của nhiều chu kỳ lại với nhau
  • Nguyên tắc hài hoà: các sóng lân cận thường liên hệ với nhau theo cấp số 2, tức 1 chu kỳ 20 ngày được ghép bởi 2 chu kỳ 10 ngày
  • Nguyên tắc đồng thời: khuynh hướng của những sóng có chiều dài khác nhau sẽ chạm đáy rất mạnh mẽ cùng 1 thời điểm
  • Nguyên tắc cân đối: miêu tả mối quan hệ giữa thời gian và biên độ của chu kỳ. Biên độ chu kỳ dài hơn sẽ rộng hơn chu kỳ ngắn hơn.
Việc xem xét chu kỳ đi từ các chu kỳ chính đi xuống: chu kỳ theo mùa (1 năm) > chu kỳ chính (9-26 tuần) > chu kỳ giao dịch (4 tuần) > chu kỳ alpha/beta (2 tuần alpha – 2 tuần beta). Sóng Kondratieff được nghiên cứu rất lâu và được quan tâm lớn với các nhà giao dịch nghiên cứu chu kỳ về chu kỳ dài hạn của hàng hoá.
  1. Máy tính và các hệ thống giao dịch
Trong 1 thị trường có xu hướng ta có thể giao dịch theo xu hướng với việc sử dụng các đường trung bình. Trong 1 thị trường không có xu hướng ta sử dụng các tín hiệu dao động. Máy tính ngày nay đã cung cấp các công cụ cho ta lựa chọn chiến lượn giao dịch của mình theo mẫu sẵn hoặc tự tạo cho mình chiến lược riêng. Hệ thống giao dịch parabol (sar) dùng tốt trong thị trường có xu hướng, sử dụng adx khi adx tăng là có xu hướng và kho giảm là thị trường không có xu hướng. Thị trường có xu hướng thường chỉ chiếm 30% thời gian, 70% thời gian còn lại là không có xu hướng.Hệ thống parabolSar: stop and reserve: dừng và đảo chiều. Được sử dụng là các chấm phía trên hoặc dưới đường giá. Khi giá cắt lên trên sar là 1 tín hiệu mua. Hệ thống này sẽ có hiệu quả khi thị trường có xu hướng. Sử dụng adx để xác định thị trương có xu hướng hay không. Sử dụng -Di và +Di để loại bỏ thêm độ nhiễu của đường adx.Ưu điểm của hệ thống máy móc giao dịch:
  • Loại trừ được cảm xúc con người
  • Tính quy tắc cao
  • Tính nhất quán cao
  • Giao dịch theo hướng phát triển của xu hướng
  • Người tham gia được bảo đảm bắt được hướng phát triển mọi xu hướng quan trọng
  • Lợi nhuận liên tục
  • Tổn thất giảm thiểu
Bất lợi của hệ thống máy móc:
  • Phần lớn các hệ thống đều tuân theo xu hướng
  • Hệ thống tuân theo xu hướng chỉ có ích khi dựa trên xu hướng chính
  • Hệ thống tuân theo xu hướng nhìn chung không hiệu quả khi thị trường không rõ xu hướng
Có những giai đoạn khá dài thị trường giao dịch vô hướng và vì thế không thích hợp cho cách tiếp cận theo xu hướngViệc sử dụng hệ thống máy móc cũng giúp ta đảm bảo không có lệnh bán nào nếu xu hướng tăng vẫn tiếp tục và không có lệnh mua nếu xu hướng giảm tiếp tục. Hệ thống cũng tạo ra tín hiệu cảnh báo sự đảo chiều của xu hướng hiện tại.
  1. Chiến lược quản lý tài sản và giao dịch
Có 3 yếu tố để giao dịch thành công:
  • Dự đoán giá tức dự đoán xu hướng thị trường. Nó cho phép ta quyết định gia nhập thị trường ở bên mua hay bên bán
  • Chiến thuật giao dịch: xác định thời điểm, quyết định điểm gia nhập và thoát khỏi thị trường. Trong thị trường tương lai sẽ rất quan trọng vì do sử dụng đòn bẩy lớn, nếu gia nhập sai có thể thiệt hại rất lớn
  • Quản lý tài sản: cách xây dựng danh mục đầu tư, đang dạng hoá danh mục, nên đầu tư bao nhiêu tiền hoặc mức độ rủi ro là bao nhiêu, cách sử dụng lệnh dừng, hệ số lợi nhuận/rủi ro, làm gì sau 1 giao dịch thành công hoặc thất bại, nên giao dịch tích cực hay thận trọng….
Hướng dẫn chung về quản trị tài sản:
  • Tổng quỹ tiền đầu tư được giới hạn ở mức 50% nav. Phần còn lại nên đầu tư vào trái phiếu chính phủ, với đầu tư hợp đồng tương lai.
  • Tổng số tiền đỏ vào 1 thị trường bất kỳ nên được giới hạn <10-15% vốn sở hữu
  • Tổng số tiền đầu tue có nguy cơ mạo hiểm trong bất cứ thị trường nào cũng nên được giới hạn <5% nav
  • Tổng mức ký quỹ trong bất kỳ nhóm thị trường nào cũng nên được giới hạn <20-25% tổng số vốn sở hữu
Ta có thể sử dụng phương pháp giao dịch đa vị thế để cân bằng rủi ro khi đang thuận lợi mà bị đảo chiều. Như có các giao dịch theo xu hướng dài và các giao dịch theo vị thế ngắn. Sau khi thua lỗ, ta nên gia tăng tài sản vào đầu tư vì thị trường có thể đã đang ở đáy, thay vì sau khi chiến thắng ta gia tăng thêm tiền vì có thể ta đang ở vùng đỉnh rồi.Chiến thuật giao dịch: Sau khi xem xét và biết được xu hướng thị trường, ta sẽ xác định điểm vào/ra thị trường hợp lý bằng các chiến thuật định thời điểm thị trường.
  • Chiến thuật phá vỡ: nhà giao dịch luôn có thế tiến thoái lưỡng nan của việc nắm giữ vị thế trước 1 cú phá vỡ hay tại điểm phá vỡ hoặc sau khi nó diễn ra. Việc có vị thế trước cú phá vỡ giá lên có thể đem lại được lợi ích khi giá vốn thấp hơn, trong khi rủi ro là phá vỡ thất bại. 1 chiến thuật không ngoan là chờ đợi điều kéo ngược lại để mua sau khi giá phá vỡ. Tuy nhiên, trong 1 thị trường mạnh có thể điểm kéo ngược ở rất xa điểm phá vỡ. Nếu giao dịch đa vị thế, ta có thể vào ở vị thế trước điểm phá vỡ và chờ đợi nếu thành công sẽ mua tiếp, rồi mua tiếp ở điểm kéo ngược, nếu không sẽ bán vị thế có trước đó đi cũng là 1 giải pháp tốt.
  • Sự phá vỡ đường xu hướng: Đây là 1 trong những tín hiệu mua bán hữu hiệu sớm sủa nhất. Khi ta hi vọng gia nhập khi có 1 sự thay đổi xu hướng hay 1 lý do thoát khỏi 1 vị thế cũ, thì sự phá vỡ 1 đường xu hướng hẹp là tín hiệu hoàn hảo nhất.
  • Sử dụng ngưỡng hỗ trợ và ngưỡng kháng cự: đây là công cụ hữu hiệu nhất để xác định điểm gia nhập và thoát khỏi thị trường. Sự phá vỡ ngưỡng kháng cự là 1 tín hiệu để nắm giữ vị thế mua mới. Lệnh dừng sau đó có thể được đặt ngay dưới điểm hỗ trợ gần nhất, lệnh dừng tiếp theo đặt ngay dưới điểm phá vỡ thực tế. Ngưỡng kháng cự giờ đây như là 1 ngưỡng hỗ trợ. Sự hồi phục lên ngưỡng kháng cụ trong 1 xu hướng giảm hay sự rớt giá xuống ngưỡng hỗ trợ trong 1 xu hướng tăng được coi là 1 tín hiệu để gia tăng vị thế cũ đang có lợi nhuận.
  • Sử dụng sự thoái lui theo tỷ lệ %: sử dụng sự thoái lui 40-60% khoảng tăng giá trước đó để tìm kiếm vùng gia tăng tỷ trọng vị thế hiện có. Với thị trường giá xuống, 1 sự phục hồi 40-60% sự sụt giảm trước đó la cơ hội gia tăng vị thế bán hiện có.
  • Sử dụng vùng trống giá: khi giá tăng, vùng trống giá này được coi như điểm hỗ trợ, nếu giá giảm thủng thì sẽ chạm điểm stop loss, trong giá giảm thì vùng trống được coi là vùng kháng cự.
Tất cả các yếu tố trên được kết hợp với nhau để tìm kiếm vùng gia nhập, gia tăng tỷ trọng vị thế hoặc thoát ra khỏi vị thế hiện có 1 cách hữu hiệu nhất.Tóm tắt hướng dẫn về quản trị tài sản và giao dịch:
  • Hãy giao dịch theo hướng của thị trường
  • Hãy mua khi giá rớt trong xu hướng tăng, bán khi giá hồi phục trong xu hướng giảm
  • Hãy gia tăng lợi nhuận, hạn chế thua lỗ
  • Hãy sử dụng lệnh dừng để hạn chế thua lỗ
  • Không giao dịch 1 cách hấp tấp, phải có kế hoạch cụ thể
  • Hãy lên kế hoạch và làm theo kế hoạch
  • Hãy sử dụng các nguyên tắc quản trị tài sản
  • Hãy đa dạng hóa danh mục đầu tư 1 cách vừa phải
  • Hãy sử dụng hệ số lợi nhuận/rủi ro là 3/1
  • Khi gia tăng vị thế: mỗi lớp kế tiếp nên nhỏ hơn lần trước; chỉ bổ sung những vị thế thành công; không bao giờ bổ sung vị thế thua lỗ; điều chỉnh lệnh dừng theo điểm phá vỡ
  • Đừng bao giờ thực hiện yêu cầu tăng ký quỹ
  • Đóng các vị thế lỗ trước những vị thế có lời
  • Ngoại trừ những giao dịch rất ngắn hạn, nên ra quyết định vào lúc thị trường đóng cửa
  • Thực hành từ dài hạn đến ngắn hạn
  • Sử dụng đồ thị trong ngày để hiệu chỉnh điểm gia nhập hay thoát khỏi thị trường
  • Hãy thật sành sỏi trong giao dịch hàng ngày rồi mới chuyển sang giao dịch trong ngày
  • Hãy cố gắng bỏ qua những lẽ phải thông thường, đừng quá rập khuôn với những gì được các phương tiện truyền thông đưa tin
  • Hãy cảm thấy thoải mái khi ở vào thế thiểu số. Nếu bạn đang ở đúng hướng của thị trường, có thể số đông sẽ bất động với bạn
  • Phân tích kỹ thuật là 1 kỹ năng và kỹ năng đó sẽ hoàn thiện cùng với sự trải nghiệm thực tế và nghiên cứu. Phải luôn luôn học hỏi
  • Hãy đơn giản hóa mọi thứ, sự phức tạp không phải lúc nào cũng tốt
  1. Mối liên hệ giữa thị trường chứng khoán và tương lai: phân tích liên thị trường
Các thị trường thường có mối quan hệ với nhau, từ lãi suất, chính sách tiền tệ, trái phiếu, các nhóm ngành nghề,… đều có ảnh hưởng qua lại với nhau. Ta có thể chia hiệu quả của 1 nhóm ngành, 1 cổ phiếu cho các chỉ số tham chiếu khác để tìm kiếm các cổ phiếu hay nhóm ngành nào đang có sự tăng trưởng mạnh hơn những cái khác.
  1. Các chỉ báo thị trường chứng khoán
Đo lường độ rộng thị trườngTa bắt đầu từ nghiên cứu thị trường chung, sau đó nghiên cứu tới nhóm ngành, ngành, rồi tới từng cổ phiếu riêng lẻ. đo độ rộng thị trường là công cụ để đo lường thị trường chứng khoán chung thông qua cách đo lường chiều rộng thị trường. Dữ liệu được sử dụng là những mức giá gia tăng và suy giảm, ngưỡng cao mới và thấp mới, khối lượng giao dịch tăng và giảm.Chỉ số đo TRIN = (số cổ phiếu tăng/số cổ phiếu giảm)/(khối lượng giao dịch của cổ phiếu tăng/khối lượng giao dịch của cổ phiếu giảm). Ta lập bảng theo dõi: số hợp đồng giao dịch, số lượng cổ phiếu tăng, số lượng cổ phiếu giảm, cổ phiếu cao nhất 52 tuần, cổ phiếu thấp nhất 52 tuần, khối lượng giao dịch của cổ phiếu tăng, khối lượng giao dịch của cổ phiếu giảm, tổng khối lượng giao dịch, số cổ phiếu đóng cửa tăng so với giảm giá, chỉ số TRIN.Phương pháp khác đo độ rộng thị trường là so sánh biểu hiện của chỉ số trung bình chứng khoán. Ta sử dụng dữ liệu giao dịch của cùng ngày đó để so sánh. Nếu 1 chỉ số tăng các chỉ số giảm thì đó không phải là 1 thị trường tốt. Ngoài ra ta có thể sử dụng đường tăng giảm = số cổ phiếu tăng/số cổ phiếu giảm để đo lường độ rộng thị trường.Rủi ro sẽ xuất hiện khi đường tăng giảm phân kỳ với các chỉ số chính. Ta đo lường xem cả thị trường có đi cùng hướng với các cổ phiếu hàng đầu trên đó hay không.So sánh ngưỡng cao mới nhất/ngưỡng thấp nhất so với với thị trường chung. Nếu chỉ số này tăng cùng độ tăng thị trường là tín hiệu tốt, nếu ngưỡng cao mới nhất chạm đỉnh thì thị trường sẽ có xu hướng tạo đỉnh ngay sau đó và ngược lại. Chỉ số này cũng dùng để phát hiện sự phân kỳ trên thị trường.Khối lượng giao dịch tăng so với giảm: lấy khối lượng giao dịch của các cổ phiếu tăng/khối lượng giao dịch của các cổ phiếu giảm.
  1. Danh sách kiểm tra
  • Chiều hướng thị trường chung là gì
  • Chiều hướng các nhóm thị trường chuyên ngành khác nhau là gì
  • Đồ thị hàng tuần và hàng tháng cho thấy điều gì
  • Các xu hướng chính, trung gian và nhỏ tăng hay giảm hay đ ingang
  • Ngưỡng hỗ trợ và kháng cự quan trọng nằm ở đâu
  • Khối lượng giao dịch và số lượng hợp đồng chưa tất toán có xác nhận động thái giá không
  • Ngưỡng thoái lùi 33%, 50% và 60% ở đâu
  • Có vùng trống giá không và đó là loại vùng trống gì
  • Có mô hình đảo chiều chính nào hiện diện ở đây không
  • Mục tiêu giá của những mô hình này ở đâu
  • Các đường trung bình di động chỉ hướng nào
  • Chỉ báo dao động thể hiện mua quá mức hay bán quá mức
  • Có sự phân kỳ chỉ báo dao động không
  • Những con số quan điểm đối lập có cho thấy 1 điểm cực nào hay không
  • Mô hình sóng Elliott cho thấy điều gì
  • Có mô hình 3 sóng hay 5 sóng nào hiện diện không
  • Có sự thoái lùi hay ngưỡng được kỳ vọng Fibonacci không
  • Có đỉnh hay đáy chu kỳ nào đến hạn hay không
  • Thị trường đang tịnh tiến sang trái hay sang phải
  • Xu hướng dịch chuyển tăng, giảm hay đ ingang
  • Đồ thị điểm và hình hay đồ thị hình nến cho thấy điều gì
Sau khi có câu hỏi thị trường đang ở giá lên hay giá xuống, hãy trả lời các câu hỏi tiêp sau đây:
  • Xu hướng thị trường hiện tại sẽ như thế nào sau 1 vài tháng tới
  • Tôi sẽ mua hay bán trong thị trường này
  • Tôi nên giao dịch bao nhiêu đơn vị
  • Rủi ro cho quyết định sai lầm của tôi đáng giá bao nhiêu
  • Mục tiêu lợi nhuận là bao nhiêu
  • Tôi sẽ gia nhập thị trường tại đâu
  • Tôi nên sử dụng loại lệnh nào
  • Tôi sẽ đặt lệnh dừng lỗ của tôi ở mức nào

Tải sách Phân tích kỹ thuật thị trường tài chính (Download PDF)

Tải file PDF sách Phân tích kỹ thuật trong thị trường tài chính miễn phí: Tại Đây

Mua sách Phân tích kỹ thuật trong thị trường tài chính: Tại Đây

Xem Ebook (Sách Nói) sách Phân tích kỹ thuật thị trường tài chính PDF – John J. Murphy tại đây:

0
    0
    Giỏ Hàng Của Bạn
    Giỏ Hàng TrốngCửa Hàng
    Lên đầu trang